Xã hội
Các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 1,6 triệu tỷ đồng tiền vốn: nhưng đa phần đang lụi tàn
Lê Cường - Thứ Sáu, 29/01/2021 10:41 CH
Vietnet24h - Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính là Nhà nước thực hiện quá mức quyền sở hữu và can thiệp quá sâu vào điều hành doanh nghiệp.
Sáng 29/1, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức Hội Thảo “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo nguyên tắc thị trường”. 
Trên bình diện quốc tế, hiện nay, ở hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn  đang tồn tại khách quan, phát  triển và có vai trò quan trọng nhất định. Tuy nhiên, DNNN có những thách thức riêng, đặc biệt trong đảm bảo quyền tự chủ, tự  chịu trách nhiệm theo nguyên tắc thị  trường. Thách thức xuất phát từ  việc Nhà nước thực hiện quá mức quyền sở  hữu và can thiệp quá  sâu vào điều hành doanh nghiệp dẫn đến phạm vi trách nhiệm của DNNN không rõ ràng, thiếu trách nhiệm giải trình,  DNNN thiếu động cơ hoạt động hiệu quả, v.v. Thách thức từ  bộ  máy quản lý DNNN cồng kềnh, thiếu nhạy bén kinh doanh và đánh giá độc lập khi bộ  máy quản lý, đặc biệt Hội đồng quản trị  (HĐQT) không được giao đầy đủ  trách nhiệm, bị  chỉ đạo bởi lãnh đạo cấp cao hay cơ quan chủ sở hữu.
 
Mặc dù được sở hữu nguồn vốn rất lớn khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang ‘lụi tàn’. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phần kinh tế này rất hạn chế. 
 
Phát biểu tại hội thảo, Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã nói ví von rằng: “Trong 5 năm vừa qua, DNNN chỉ như một diễn viên không được tham gia diễn xuất trong bộ phim ‘Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam’,  nghĩa là luôn vắng bóng, không hề có mặt”, Ông Cung nói.  
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
“Việc quản lý vận hành DNNN, có rất nhiều lựa chọn như chúng ta thuê các doanh nghiệp quản lý có uy tín nước ngoài (VD: IBM...). Nhưng DNNN thường không muốn làm, muốn để cho có sự nhùng nhằng, mỗi người đều có quyền và hưởng lợi một phần nào trong đó,” ông Nguyễn Đình Cung nói. “Nếu muốn minh bạch thì quá đơn giản, chẳng qua là không muốn làm thôi. Như vậy, không có ai vì việc chung cả. Sự lụi tàn của DNNN cũng vì nhẽ đó”. 
 
Qua gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã sửa đổi rất nhiều thể chế và pháp luật để  DNNN ngày càng hoạt động theo cơ chế  thị  trường  hơn, trong đó, đã có nhiều quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN, xóa bỏ bao cấp đối với DNNN, đặc biệt là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp,  Luật Doanh nghiệp,  Luật Ngân sách nhà nước và hệ thống văn bản hướng dẫn.  Nhiều văn bản như Nghị  quyết  số  24/2016/QH14  của Quốc hội và Nghị  quyết số  27/NQ-CP  của Chính phủ  năm 2016, v.v. đều xác định  phải  xử  lý dứt điểm các DNNN thua lỗ, các dự  án đầu tư của DNNN không hiệu quả  theo nguyên tắc và cơ chế  thị  trường; xem xét, thực hiện phá sản DNNN theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 
 
Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay, DNNN chưa có đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động bình đẳng theo cơ chế thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước còn tham gia quyết định nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh  của DNNN.  Hơn nữa,  trong nhiều  trường hợp, việc  tuân thủ  nguyên tắc ràng buộc ngân sách và kỷ  luật tài chính đối với DNNN  chưa được thực hiện, chẳng hạn, nhiều DNNN thuộc diện bị  giải thể, phá sản nhưng vẫn được hỗ  trợ  dưới nhiều hình thức để  tiếp tục tồn tại.  Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng ở Việt Nam.
 
Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp trong bài tham luận đưa ra những ví dụ cụ thể như trường hợp: Quy định huy động vốn, cầm cố tài sản đang “trói” chặt EVN trong bối cảnh DN này có nhu cầu đầu tư lớn cho các dự án; Quy định hiện hành về điều kiện bổ nhiệm người quản lý, trước hết là điều kiện về quy hoạch cán bộ, sẽ rất khó để tìm kiếm, lựa chọn, ký kết hợp đồng với người quản lý giỏi từ thị trường để bổ nhiệm vào các chức danh quản lý DNNN (CEO).
Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM)
Sự can thiệp quá sâu sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của DNNN như: Hạn chế quyền tự do thỏa thuận tiền lương: khống chế mức hưởng tối đa.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, cho biết cả vạn công nhân thuộc 20 công ty của VNR đang không có lương, và lo nhất là nếu các gác chắn mà nghỉ việc thì nguy cơ dừng chạy tàu là hoàn toàn có thể.
 
Ông Minh lưu ý việc chậm trễ này “không phải do Uỷ ban Quản lý vốn” mà do cơ chế, cụ thể là cơ chế thay đổi sau khi doanh nghiệp chuyển từ Bộ GTVT về Uỷ ban.
 
Trong gói 7.000 tỉ nâng cao kết cấu hạ tầng đường sắt mà Quốc hội đã giao cho ngành Giao thông, Tổng Công ty đã được Bộ GTVT dành cho 2 gói, nhưng là trước khi chuyển về Uỷ ban. “Nhưng do giờ không thuộc Bộ GTVT nên Bộ không giao nữa. Trong khi chúng tôi quản lý toàn bộ hệ thống hạ tầng. Nếu giao cho người khác thì không khác gì “anh này cầm chai nước cho anh kia uống, sặc là cái chắc”, ông Minh cho biết thêm.
 
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra phân tích đề về cơ cấu tổ chức, phạm vi thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước và quyền của doanh nghiệp. Ông Hiếu nói: “Nếu là cổ đông của một doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có quyền định hướng chiến lược và giám sát thực hiện chiến lược. Các quyền còn lại là của doanh nghiệp. Thế nhưng, đối với doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thì trong sự phân quyền của cổ đông lại có xu hướng ‘ôm thêm quyền’ mà đáng nhẽ  phải giao cho doanh nghiệp”. 
 
Những thủ tục lấy ý kiến biểu quyết ở DNNN cũng rất rườm rà mất thời gian.
“Các cổ đông của doanh nghiệp tư nhân khi đi họp chỉ cần giơ tay biểu quyết những vấn đề cần lấy ý kiến. Nhưng nếu là DNNN (chẳng hạn như Ủy ban quản lý vốn) thì cổ đông đó phải xin ít nhất 6 cơ quan và thời gian thường rất dài. 
Vậy vướng mắc chủ yếu ở đây là quy trình hành chính để cơ quan chủ sở hữu nhà nước có thể thực thi được quyền của mình”. Ông Phan Đức Hiếu lý giải. 
 
Những ý kiến đóng góp của khách mời
Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế phát biểu đã đưa ra một giải pháp rất hay cho DNNN. Theo ông nên lấy hiệu quả tài chính là tiêu chí đánh giá. Nếu DNNN thua lỗ thì ‘loại’ ngay. 
Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế 
“Cần xem xét còn tư duy bảo thủ giáo điều hay không – đó là những tư duy muốn tỷ lệ DNNN chiếm đa số trong nền kinh tế,” ông Lê Xuân Bá nói. “Nên lấy hiệu quả tài chính làm thước đo quan trọng nhất. Nếu DNNN lấy khẩu hiệu là ‘hiệu quả kinh tế xã hội” thì đến khi thua lỗ họ rất dễ vin vào cớ “tại vì em làm ra hiệu quả xã hội là chính”. 
 
“Cần giảm tỷ lệ DNNN chiếm 30% GDP xuống còn 15% GDP là phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay”, ông Bá kiến nghị.  
 
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economics Việt Nam cũng bày tỏ sự đáng tiếc về nguồn vốn khổng lồ mà DNNN đang sở hữu nhưng không mang lại hiệu quả. 
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economics Việt Nam
Ông Bình nói: “Tổng số của các DNNN đang sở hữu hiện nay là rất lớn khoảng 1,6 triệu tỷ đồng nhưng đóng góp cho cho sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian vưa qua rất hạn chế. Nếu chúng ta chuyển nguồn lực này sang một khu vực khác của nền kinh tế - khu vực đang sử dụng vốn hiệu quả hơn - thì kinh tế sẽ phát triển tốt hơn trong thời gian tới”. 
 
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị những giải pháp:  
- Sửa đổi Luật số 69 để quy định về quyền tự chủ của HĐTV và bộ máy điều hành.
- Không nên quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu (và các cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền “quyết định” các vấn đề của DNNN.
- “Quyết định” là thuộc quyền và trách nhiệm cuối cùng của doanh nghiệp, không phải của cơ quan bên ngoài, kể cả các dự án đầu tư lớn.
- Thể chế hóa những yêu cầu của NQ số 12-NQ/TW mà đến nay chưa làm được.
- Tách bạch nhiệm vụ KD và nhiệm vụ chính trị - XH.
- Hạn chế tối đa bảo lãnh của Chính phủ đối với DNNN.
- Triển khai cơ chế trả lương, thưởng theo thỏa thuận đối với TGĐ và một số chức danh quản lý chủ chốt của DN.
- Thực hiện việc tách người quản lý DN khỏi chế độ viên chức, công chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí công việc khác trong DN.
 
Trong sự phát triển thần tốc của công nghệ và kinh tế số, tình trạng cải cách luật ở Việt Nam nếu tiếp tục diễn ra chậm sẽ không theo kịp và trở thành rào cản cho sự phát triển. Những bài toán khó ấy sẽ mãi không tìm thấy lời giải nếu vẫn thực hiện sửa đổi Luật theo cách cũ.
 
“Về việc sửa đổi luật 69, theo thông tin tôi được biết thì Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến. Dự kiến sẽ trình Quốc hội khóa XV xem xét ở kỳ họp thứ 2. Như vậy, nếu tính cả thời gian luật có hiệu lực vào 1/1/2022 thì chúng ta mất khoảng 1 năm rưỡi”. ông Phan Đức Hiếu bày tỏ quan ngại. 
Cần cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong Asean Vietnet24h - Việc cải cách môi trường sinh thái kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang là vấn đề rất ‘hot’ của kinh tế trong những năm gần đây. Các chuyên gia đầu ngành vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và đưa ra giải pháp xóa bỏ rào cản trong thể chế chính sách.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Ô tô Nhật Bản gặp khó: Cạnh tranh gay gắt và lợi nhuận sụt giảm mạnh Vietnet24h - Sự sụt giảm 57% lợi nhuận của bảy hãng xe lớn Nhật Bản phản ánh một thị trường ô tô đang gặp phải không ít khó khăn. Các hãng xe hàng đầu như Toyota và Nissan đang đối mặt với không chỉ thách thức từ chi phí mà còn với áp lực cạnh tranh khốc liệt từ xe điện Trung Quốc.
Sự sụt giảm 45% của Super Micro trong tuần này đã xóa sạch mức tăng của cổ phiếu trong năm Vietnet24h - Đợt bán tháo cổ phiếu Super Micro tiếp tục diễn ra vào thứ Sáu, khi giá cổ phiếu giảm thêm 10%, nâng mức lỗ trong tuần lên 44%.
Samsung Electronics công bố doanh thu quý 3 cao kỷ lục, nhưng doanh thu ộ phận bán dẫn vẫn yếu Vietnet24h - Samsung Electronics đã ghi nhận doanh thu quý cao nhất từ ​​trước đến nay trong quý 3 năm nay, mặc dù lợi nhuận trong lĩnh vực bán dẫn (DS) chậm chạp do chi phí một lần tăng.
Cổ phiếu Tesla đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 13 tháng gần đây Vietnet24h - Sau ngày giao dịch tốt nhất của Tesla trên thị trường kể từ năm 2013, cổ phiếu này đã tăng hơn 3% vào thứ Sáu, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
SK Hynix công bố lợi nhuận quý kỷ lục nhờ sự bùng nổ chip AI Vietnet24h - Lợi nhuận hoạt động trong quý 3 đạt mức kỷ lục 7,03 nghìn tỷ won (5,08 tỷ đô la), vượt qua dự báo 6,8 nghìn tỷ won của LSEG và phục hồi sau khoản lỗ 1,8 nghìn tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu bán dẫn châu Á tăng sau khi cổ phiếu của Nvidia, công ty chip AI được yêu thích, đạt mức cao kỷ lục Vietnet24h - Giá cổ phiếu tăng của Nvidia vào thứ Hai đã nâng giá trị thị trường của công ty lên 3,4 nghìn tỷ đô la, vượt qua Microsoft để trở thành công ty có giá trị thứ hai trên Phố Wall và chỉ thấp hơn một chút so với mức định giá khoảng 3,55 nghìn tỷ đô la của Apple.
LG Electronics chứng kiến ​​lợi nhuận giảm 20% mặc dù doanh thu đạt kỷ lục Vietnet24h - Lợi nhuận của LG Electronics trong quý 3 giảm mạnh mặc dù cũng ghi nhận con số doanh thu cao nhất trong quý.
Cổ phiếu Nvidia tăng 25% trong tháng qua Vietnet24h - Cổ phiếu của Nvidia đã tăng 25% trong tháng qua và đang tiến gần đến mức cao kỷ lục khi mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đang đến gần.
Thu nhập quý 3 của Samsung Electronics thấp hơn kỳ vọng của thị trường Vietnet24h - Hôm thứ Ba (7/10), Samsung Electronics dự báo lợi nhuận hoạt động trong quý 3 của mình sẽ giảm xuống dưới kỳ vọng của thị trường do nhu cầu chip cho điện thoại thông minh yếu và chi phí một lần.
Foxconn vượt bậc doanh thu quý III, hướng tới quý IV đầy hứa hẹn Vietnet24h - Trong bối cảnh nhu cầu trí tuệ nhân tạo gia tăng, Foxconn đã công bố kết quả kinh doanh quý III vượt xa kỳ vọng với mức doanh thu kỷ lục 1,85 nghìn tỷ Đài tệ. Các nhà phân tích dự đoán công ty sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng tới.
Phản ứng trái chiều khi Hàn Quốc tìm cách dỡ bỏ giới hạn làm việc 52 giờ cho các nhà sản xuất chip Vietnet24h - Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành quyền thống trị trong lĩnh vực chip, các nhà lập pháp Hàn Quốc đang thúc đẩy việc dỡ bỏ giới hạn giờ làm việc trên toàn quốc để các nhà sản xuất chip có thể linh hoạt hơn.
AMD sẽ sa thải 4% lực lượng lao động, tương đương khoảng 1.000 nhân viên Vietnet24h - AMD cho biết vào thứ Tư rằng họ sẽ sa thải 4% nhân viên toàn cầu của mình.
Elon Musk và Ramaswamy sẽ lãnh đạo nhóm hiệu quả của chính phủ Vietnet24h - Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hôm thứ Ba rằng Elon Musk và cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo một văn phòng hiệu quả.
Bắt buộc xác thực số điện thoại cho tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam từ 25/12 Vietnet24h - Từ cuối năm 2024, người dùng mạng xã hội tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động. Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ không chỉ nhằm bảo vệ người dùng khỏi rủi ro lừa đảo và thông tin giả mạo, mà còn nâng cao trách nhiệm của các nền tảng trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
TSMC "đóng cửa" nguồn cung chip cao cấp cho Trung Quốc: áp lực từ lệnh trừng phạt Mỹ Vietnet24h - Với việc ngừng cung cấp chip tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc, TSMC muốn giữ an toàn trước quy định kiểm soát của Mỹ, sau khi chip của họ bị phát hiện trong thiết bị Huawei. Động thái này có thể làm ảnh hưởng lớn đến ngành công nghệ Trung Quốc.
Tăng tốc toàn cầu hóa: doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hợp tác với nhà máy Trung Quốc Vietnet24h - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt Nam đã quyết định gia tăng tốc độ tham gia vào dòng chảy toàn cầu hóa bằng cách thiết lập những mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà máy Trung Quốc. Sự kiện hợp tác gần đây đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt, từ việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đến tiếp cận nguồn hàng chất lượng cao, qua đó nhanh chóng tạo dựng được vị thế trên thị trường quốc tế.
Cuộc khủng hoảng phúc lợi tại Thung lũng Silicon Vietnet24h - Năm 2021 đánh dấu sự chuyển mình của Thung lũng Silicon, khi các đặc quyền mà nhân viên công nghệ từng được chiều chuộng giờ đây trở thành vấn đề đau đầu cho các công ty. Những vụ việc lạm dụng phúc lợi khiến nhiều nhân viên phải đối diện với hệ quả nghiêm trọng.
AI tại Google viết mã chiếm 25%: Cơ hội hay thách thức cho lập trình viên? Vietnet24h - Google đang tiên phong trong việc ứng dụng AI vào lập trình, với hơn một phần tư mã nguồn mới được tạo bởi trí tuệ nhân tạo. Nhưng liệu sự phát triển này có đẩy lập trình viên vào thế khó?
Vingroup ra mắt quỹ đầu tư VinVentures Vietnet24h - Ngày 28/10/2024, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt quỹ đầu tư VinVentures, với tổng tài sản quản lý là 150 triệu đô la Mỹ.
TSMC bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận khi chip xuất hiện trong thiết bị của Huawei Vietnet24h - Một báo cáo nội bộ cho thấy chip của TSMC đang được sử dụng trong máy chủ AI của Huawei. Vụ việc đặt ra nghi vấn về khả năng vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ và thu hút sự chú ý từ giới chức Mỹ.
Hoàn thiện hạ tầng viễn thông tại làng Nủ sau thảm họa lũ quét Vietnet24h - Vừa qua, nhà mạng VNPT đã chính thức khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động (BTS) tại khu vực xây dựng bản tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thành công rực rỡ: Black Myth - Wukong thu về gần 1 tỷ USD Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai của Game Science, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường game quốc tế, với doanh thu gần chạm ngưỡng 1 tỷ USD chỉ sau hai tuần ra mắt.
Trải nghiệm âm nhạc kết hợp công nghệ đỉnh cao của Galaxy AI Immersive Vietnet24h - Sự kiện hoành tráng chào đón thế hệ điện thoại gập mới Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 - nơi âm nhạc và công nghệ hội tụ, thể hiện vị thế tiên phong dẫn đầu kỷ nguyên AI mới đã bùng nổ với 50.000 người tham gia.
Tùng Tán Lâm - Vẻ đẹp thiêng liêng giữa lòng Shangri-La Vietnet24h - Đối với những tín đồ đam mê du lịch tâm linh, tu viện Tùng Tán Lâm (Songzanlin) là một điểm đến không thể bỏ qua. Những người từng đặt chân đến Shangri-la đều khẳng định đây là một trong những tu viện đáng ghé thăm nhất trên thế giới.
Galaxy S24 của Samsung sẽ phát trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội Paris Vietnet24h - Samsung, đối tác chính thức của các sự kiện Olympic và Paralympic toàn cầu, đã thông báo rằng họ sẽ lắp đặt hơn 200 chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất của mình ở mũi và hai bên của mỗi chiếc trong số 85 chiếc tàu sẽ chở 10.500 vận động viên khi bơi trên mặt nước. xuôi sông Seine trong cuộc diễu hành khai mạc Thế vận hội.
Euro 2024: Những dự đoán sắc bén từ AI Vietnet24h - Trong bối cảnh Euro 2024 đang diễn ra, các mô hình AI từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu "tranh tài", đưa ra những dự đoán thú vị về kết quả của giải đấu.
Starlink - Sự hiện diện đột phá trong cuộc sống của bộ tộc Marubo Vietnet24h - Với sự đổ bộ của dự án Internet vệ tinh Starlink vào vùng Amazon, bộ tộc Marubo đã chứng kiến một sự hiện diện đột phá trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết nối này không chỉ mở ra cánh cửa cho tiềm năng mới, mà còn đem lại những thách thức và cơ hội cho bộ tộc.
SKT mang dịch vụ cộng đồng người hâm mộ K-pop lên nền tảng metaverse Vietnet24h - Nhà cung cấp dịch vụ di động Hàn Quốc SK Telecom đã tiết lộ dịch vụ K-pop mới cho nền tảng metaverse của mình, ifland, được thiết kế như một đấu trường nơi các thần tượng K-pop và người hâm mộ toàn cầu của họ tụ tập và giao tiếp với nhau.
5 điều hối tiếc nhất của con người khi qua đời Vietnet24h - Vào cuối cuộc đời, nhiều người có xu hướng suy ngẫm về những điều họ ước mình đã làm khác đi.
Học nhạc tại Kim Bảo Nam: lắng nghe lời tâm sự từ học viên Vietnet24h - Những lời tâm sự chân thành từ học viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại trung tâm âm nhạc Kim Bảo Nam. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học nhạc của mình.