Vụ kiện bắt đầu từ năm 2016 và kể từ đó đã trải qua ba phiên hòa giải trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng trong phiên xét xử lần thứ tư. Các nguyên đơn cho biết hành vi thay thế bằng thiết bị tân trang của Apple là vi phạm các chính sách được quảng cáo về dịch vụ AppleCare.
Các nguyên đơn cho rằng đã tân trang lại đồng nghĩa với thuật ngữ “được tân trang lại”; nghĩa là một thiết bị đã qua sử dụng đã được sửa đổi không thể đáp ứng về hiệu suất và độ tin cậy như mới hoàn toàn. Theo họ, mới tức là “thiết bị chưa từng được sử dụng hoặc đã bán trước đó, bao gồm tất cả các bộ phận mới”. Trong khi đó, từ “tân trang” chỉ xuất hiện một lần trong các điều khoản và điều kiện của AppleCare .
Gã khổng lồ công nghệ đã cố gắng lật tẩy vụ án bằng cách lập luận, ngoài các điểm khác, nguyên đơn không thể chứng minh rằng các vấn đề được báo cáo là do các bộ phận đã qua sử dụng gây ra và quy chế”tương đương với mới”của AppleCare không có nghĩa là “Mới”. Nhưng nỗ lực đó đã thất bại.
Án phạt áp dụng cho các nguyên đơn tại Mỹ đã mua trực tiếp gói bảo vệ AppleCare, hoặc thông qua Chương trình Nâng cấp iPhone sau ngày 20/7/2012 và nhận lại một thiết bị tân trang. Bây giờ các bên đã đạt được thỏa thuận về vụ việc và nếu nó được tòa án chấp thuận, mỗi nguyên đơn sẽ nhận được khoản bồi thường tương ứng với số thiết bị có vấn đề.
Theo tính toán, người mua sẽ nhận được tổng cộng từ 63,4 triệu USD đến 68,1 triệu USD, trong khi phần còn lại trong số 95 triệu USD mà Apple trả sẽ dùng vào phí pháp lý và các chi phí khác. Vụ kiện tập thể đã được nộp lại vào năm 2016 tại California và vẫn đang chờ xử lý.