Hướng dẫn công nghệ
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững
Lê Cường - Thứ Ba, 19/01/2021 2:45 CH
Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Theo báo cáo từ VCCI, năm 2020, đã có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. So với các năm trước, số luật, nghị định và quyết định không biến động nhiều nhưng số thông tư giảm mạnh.
 
Thực tế cho thấy, chất lượng xây dựng thể chế và chất lượng các quy định pháp luật nói chung đã và đang dần được nâng lên một bước, với nội dung thiết thực và dễ thực thi hơn cho dù không cần ban hành thêm nhiều thông tư ở cấp Bộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khúc mắc trong công tác ban hành Luật và chưa đảm bảo tính tiên phong trong phát triển kinh tế số. 
 
Tình trạng mỗi Bộ quản lý viết luật theo một cách riêng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo.
 
“Vấn đề sự chồng chéo và mâu thuẫn của các văn bản luật là rất lớn, tuân thủ luật này thì lại không tuân thủ luật kia. Luật ban hành không phải để quản lý mà để xử lý, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế”, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu. “Không phải ngồi ở vị trí này thì viết luật quản lý thế này, ngồi ở vị trí kia thì viết luật quản lý thế kia. Cần phải đổi tư duy và cách nhận biết vấn đề. Nếu không, sự mâu thuẫn và chồng chéo sẽ còn tiếp diễn mãi”. 
 
Để loại bỏ sự chồng chéo trong Luật cần thành lập một cơ quan soạn thảo chung cho tất cả.
 
“Việc ban hành chính sách và soạn thảo ra các văn bản luật cần tiếng nói chung. Mỗi Bộ có thể ban hành chính sách riêng nhưng cần có một cơ quan soạn thảo chung để soạn thảo luật cho tất cả. Ở đó, người ta sẽ dễ dàng kiểm tra xem chính sách này đã ban hành chưa? và có chồng chéo hay mâu thuẫn với chính sách khác không?”. Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói. 
Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc giám sát các văn bản luật thuộc trách nhiệm của các Ủy ban của Quốc hội. Nhưng doanh nghiệp nếu có chịu ‘rào cản’ do luật gây ra thì cũng rất khó ‘kêu ai’ bởi rất ít được tiếp xúc với các Ủy ban này. Và tất nhiên, việc VCCI phải làm công việc rà soát và khuyến nghị các văn bản luật thay cho các Ủy Ban trong những năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất. 
 
Trong sự phát triển như vũ bão của kinh tế số, các văn bản luật nếu chậm thay đổi tất sẽ trở thành rào cản. 
 
Những vấn đề mâu thuẫn trong đất đai đầu tư xây dựng tồn tại khoảng từ 4 đến 5 năm nay đã được ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương chỉ rõ: “Đến năm 2020 chúng ta mới đề xuất sửa luật thì quãng thời gian 4 năm đó doanh nghiệp mắc kẹt không thể triển khai được dự án”. 
 
“Vấn đề chính mà tôi muốn nói cũng là câu hỏi “Làm thế nào để cải cách thể chế trở nên bền vững, nhanh và hiệu quả hơn?”. Doanh nghiệp ngoài việc phải chịu các loại phí thuế theo văn bản quy định còn phải chịu thêm những tác động rất lớn là những rủi ro về thời gian - những chi phí cơ hội. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải”, ông Phan Đức Hiếu nhận định. 
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương
Cần thành lập một cơ quan có thẩm quyền, làm đầu mối chính, phụ trách thể chế ban hành luật. 
 
Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa làm đầu mối có thể kiểm soát được nội dung chất lượng của các quy định mới. Giả sử như quy định giấp phép và các điều kiện kinh doanh có những điều được bãi bỏ thì ngay sau đó những điều kiện tương tự lại ‘mọc ra’! 
 
Những hoạt động chỉ mang tính ‘rà soát và khuyến nghị’ giống như VCCI đang làm đòi hỏi rất nhiều công sức, nỗ lực cả năm của nhiều chuyên gia luật hàng đầu Việt Nam nhưng đem lại rất ít hiệu quả. Bởi nhẽ, VCCI không được trao thẩm quyền gì! 
 
Ông Phan Đức Hiếu nhận định: “Tôi tin rằng việc này khó đảm bảo hiệu quả. Nếu như chúng ta kiến nghị lên Bộ, Bộ trình lên Thủ tướng rồi Thủ tướng lại giao trả về Bộ, để tự rà soát và tiếp thu kiến nghị thì khó đảm bảo hiệu quả!”. 
 
Nguyên nhân vì sao lại như vậy thật dễ hiểu nhưng khó nói! 
 
...Và có một người dám nói là Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã can đảm nói ra điều khó ấy ở cuộc họp “Tư nhân hóa dịch vụ công” gần đây: “Chúng ta phải nói với nhau một điều rằng, bởi nhẽ, việc này liên quan đến thu - chi nên các bộ, ngành muốn giữ lại để có nguồn thu cho cơ quan họ”. 
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
VCCI - nhân vật lao tâm khổ tứ - trong “cuốn tiểu thuyết” thể chế ban hành luật Việt Nam.
 
VCCI đã thực hiện nghiên cứu rà soát, khuyến nghị nhiều văn bản luật của Việt Nam nhằm chống lại sự chồng chéo mâu thuẫn nhưng nếu không có sự thay đổi từ gốc rễ của thể chế thì việc này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại trong cái vòng luẩn quẩn dù có nói thêm nhiều lần nữa.
 
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, ngay sự kiện ngày 12/1/2021 VCCI tổ chức ‘dòng chảy Pháp Luật kinh doanh 2020’ thì sau đó 2 ngày là 14/1/2021 họ lại tổ chức Hội thảo “Nghị định sửa đổi 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phụ trách. Và tất nhiên, nghị định này được viết ‘theo ý riêng của Bộ Công Thương’ nên không tránh khỏi nỗi lo ngại về những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo hôm đó:  
 
“Tuy nhiên điều này có thể gây ra mối lo ngại lớn từ phía các doanh nghiệp vì quy định này mâu thuẫn với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được cụ thể hóa theo điểm 1, Điều 17 của Luật An toàn thông tin  mạng hay khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Dân sự 2015”, Luật sư Hà nói. “Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử theo văn bản dự thảo nghị định dường như chưa có sự thông thoáng, nhiều giấy tờ có liên quan làm tăng thủ tục hành chính và gây khó khăn gấp nhiều lần cho doanh nghiệp”.
 
Việt Nam cần nhìn ra thế giới để tham khảo các giải pháp hiệu quả
Các hình thái cải cách thể chế trong bài trình bày của ông Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương cho biết: Việt Nam không phải là nước duy nhất cải cách thể chế hiện nay, các nước phát triển trên thế giới vẫn liên tục làm điều đó. Ý tưởng chủ đạo trong việc cải cách được nêu lên bằng các thông điệp như: 
 
- Úc: “Quy định ít nhưng hiệu quả”
- Canada: “Những quy định thông minh hơn”
- Nhật Bản: “tự do là nguyên tắc còn quy định chỉ là ngoại lệ”
- Anh: “Quy định ít hơn, tốt hơn, đơn giản hơn”
- Mỹ: “Luật pháp là để bảo vệ người dân chứ không phải chống lại họ”
 
Điều quan trọng nhất mà ông Phan Đức Hiếu muốn nhấn mạnh là “Cải cách thể chế của các nước luôn bắt đầu từ 'các cơ quan bên ngoài' chứ không phải ‘tự thân các Bộ’ như chúng ta đang làm hiện nay. Vì một người 'tự ban hành' thì rất khó có thể ‘tự xem xét lại mình’ đúng hay sai, nên luôn đòi hỏi một ‘cơ chế bổ sung cho cơ chế ban hành luật”, ông Phan Đức Hiếu cũng giới thiệu thêm về vai trò chức năng của cơ quan này:   
 
Cơ quan này có những chức năng chính: 
 
- Xác định trọng tâm những vấn đề cần cải cách trong thể chế hiện tại để nhanh chóng đổi mới cho phù hợp, lúc này không thể đợi kết quả của việc “rà soát toàn diện’ sẽ mất nhiều thời gian. 
 
Việt Nam đang rất cần, thiếu một cơ quan như vậy. Canada có một ủy ban đặc biệt thuộc Hội đồng Bộ trưởng phụ trách các vấn để về thể chế.  Hàn Quốc cũng có một ủy ban như vậy do Thủ tướng làm chủ tịch ủy ban và tổng thống chỉ định các thành viên tham gia. Ở Anh những cơ quan này có thẩm quyền rất mạnh, có thể ‘tạm đề xuất chính sách’ trước khi trình lên Bộ Tư pháp. Ở Hoa Kỳ cũng có đơn vị tương tự như vậy. 
 
“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa là ‘có thẩm quyền’ để thực hiện chức năng về thể chế. Trong việc cải cách thể chế mới cần phải mạnh dạn để tạo ra cơ chế bổ sung – tạo ra một đơn vị mới đầy chức năng có ‘quyền đệ trình các dự thảo luật pháp’ thì mới thực hiện được cải cách một cách: Nhanh – Hiệu quả - Thường xuyên – Bền vững, chứ không thể để như thế này được”, ông Hiếu nhấn mạnh.  
 
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia Luật khác nhau:
 
Ông Ngô Trung Thành - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng các Báo cáo của VCCI rất hữu ích và cần thiết. 
Ông Ngô Trung Thành phát biểu tại Hội thảo
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư Pháp rất ủng hộ cách tiếp cận của VCCI, báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh hàng năm đã trở thành kênh thông tin hữu ích. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm phần tổ chức thực hiện pháp luật, vì đây mới chỉ dừng lại ở sự ‘đánh giá’ các văn bản quy phạm pháp luật. 
 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự : “Việc thay đổi chính sách lớn cần thay đổi quy trình làm luật. Nếu vẫn làm theo cách cũ thì lại gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp”. 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự
Phát biểu kết thúc Hội Thảo, Chủ tọa, Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương phát biểu: “nếu chúng ta làm luật chỉ nhằm mục đích quản lý và mỗi Bộ làm một kiểu thì không xử lý được vấn đề kinh tế số. Vì đó là những vấn đề toàn cầu cần giải quyết ngay lập tức. Chúng ta nói quá nhiều cụm từ ‘Kinh tế số là động lực”, đề cập đến cơ hội nhưng lại nói rất ít đến những thách thức, đặc biệt là ít đề cập đến cái gì đang cản trở sự phát triển kinh tế số".
Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020: Điều kiện ra nhập thị trường và Kinh tế số Vietnet24h - Ngày 12/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020” để điểm lại một số quy định pháp luật đáng chú ý trong năm 2020.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Rò rỉ cách Apple sẽ làm cho màn hình bên trong của iPhone gập trở nên quen thuộc với người dùng iPad Vietnet24h - Chiếc điện thoại có thể gập đầu tiên của Apple dự kiến ​​sẽ được sản xuất hàng loạt vào cuối năm sau và có thể ra mắt vào quý 4 năm 2026 hoặc quý 1 năm 2027.
Alibaba cung cấp miễn phí mô hình tạo video AI trên toàn cầu Vietnet24h - Gã khổng lồ Trung Quốc cho biết họ đang mở mã nguồn bốn mô hình thuộc dòng Wan2.1, phiên bản mới nhất của mô hình AI nền tảng của công ty, có khả năng tạo hình ảnh và video từ dữ liệu đầu vào là văn bản và hình ảnh.
Từ Gmail đến Word, cài đặt quyền riêng tư và AI của bạn đang bước vào một mối quan hệ mới Vietnet24h - Các chương trình như Gmail, Microsoft và Facebook đã tồn tại trong nhiều năm qua đã âm thầm kích hoạt và tích hợp các tính năng AI.
AI trong Gmail, Word: Tiện ích hay mối đe dọa quyền riêng tư? Vietnet24h - AI đang dần xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống số, từ email đến sổ sách kế toán. Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng trong chính sách bảo mật khiến nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ dữ liệu cá nhân bị lạm dụng.
OpenAI bật mí 5 mẹo dùng ChatGPT mà bạn chưa biết Vietnet24h - Nick Turley, chuyên gia của OpenAI, tiết lộ các tính năng như tải tập tin, tạo GPT tùy chỉnh và sử dụng giọng nói, hứa hẹn thay đổi cách người dùng tương tác với ChatGPT.
Ghi âm cuộc gọi và cải tiến camera: Những điểm nổi bật trong iOS 18.1 của Apple Vietnet24h - Vào tối 28 tháng 10, Apple phát hành phiên bản iOS 18.1, mang đến tính năng ghi âm cuộc gọi lần đầu tiên cho người dùng iPhone. Cùng với đó là những cải tiến cho camera và giao diện, hứa hẹn sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng trên các thiết bị mới.
Orion sắp ra mắt: OpenAI mở ra chương mới cho trí tuệ nhân tạo Vietnet24h - Với việc ra mắt mô hình AI mới mang tên Orion vào tháng 12/2024, OpenAI đang tạo ra những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Orion được kỳ vọng sẽ có sức mạnh vượt trội gấp 100 lần GPT-4, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát.
Chỉnh sửa ảnh thông minh với Microsoft Paint nhờ AI Vietnet24h - Microsoft Paint không ngừng cải tiến với sự ra mắt của Generative Fill và Generative Erase. Hai tính năng mới này giúp người dùng dễ dàng thêm hoặc xóa các chi tiết trong ảnh, mang lại trải nghiệm chỉnh sửa ảnh phong phú và trực quan hơn bao giờ hết.
Nút bấm mới trên iPhone 17 Pro: Tích hợp âm lượng và Action Vietnet24h - Thông tin từ các nguồn đáng tin cậy cho thấy iPhone 17 Pro có thể ra mắt với nút bấm đa năng, thay thế cho nút Action và âm lượng riêng biệt, hứa hẹn mang lại trải nghiệm người dùng mới lạ.
Phiên bản iPhone nào đủ sức chạy Apple Intelligence? Vietnet24h - Apple vừa đưa ra thông tin về dung lượng bộ nhớ mà các mẫu iPhone cần để hỗ trợ tính năng Apple Intelligence, cho biết tối thiểu 4 GB dung lượng trống là cần thiết và dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai. Điều này được đề cập trong tài liệu hướng dẫn mới nhất của hãng dành cho bản cập nhật iOS 18.1 Developer Beta 5.
Cerebras Systems, Ranovus giành được hợp đồng quân sự trị giá 45 triệu đô la của Hoa Kỳ để đẩy nhanh kết nối chip Vietnet24h - Cerebras Systems, một công ty chip AI có trụ sở tại Thung lũng Silicon và công ty khởi nghiệp chip Canada Ranovus cho biết hôm thứ Ba (1/4) rằng, họ đã được quân đội Hoa Kỳ trao hợp đồng trị giá 45 triệu đô la để tăng tốc kết nối giữa các chip điện toán.
iOS 19 lộ diện tại WWDC 2025: Bản cập nhật quan trọng nhất của iPhone Vietnet24h - WWDC 2025 sẽ là nơi Apple chính thức công bố iOS 19 – phiên bản hứa hẹn sẽ thay đổi cách người dùng tương tác với iPhone, với thiết kế trong suốt và tinh tế hơn bao giờ hết.
Alibaba ra mắt mô hình AI nguồn mở mới cho 'các tác nhân AI tiết kiệm chi phí' Vietnet24h - Công ty cho biết “Qwen2.5-Omni-7B” mới là một mô hình đa phương thức có thể xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh và video, đồng thời tạo ra văn bản thời gian thực và phản hồi giọng nói tự nhiên.
Việt Nam cho phép sử dụng dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX Vietnet24h - Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ cho phép SpaceX triển khai dịch vụ internet vệ tinh Starlink của mình trên cơ sở thử nghiệm tại nước ta.
TSMC giới thiệu liên doanh đúc Intel với Nvidia, AMD và Broadcom Vietnet24h - TSMC đã chào hàng các nhà thiết kế chip của Hoa Kỳ là Nvidia, Advanced Micro Devices và Broadcom về việc nắm giữ cổ phần trong một liên doanh sẽ vận hành các nhà máy của Intel, theo bốn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Microsoft phát triển các mô hình lý luận AI để cạnh tranh với OpenAI Vietnet24h - Microsoft đang phát triển các mô hình lý luận trí tuệ nhân tạo nội bộ để cạnh tranh với OpenAI và có thể bán chúng cho các nhà phát triển.
Nỗ lực phát triển robot của Samsung đạt được thành công với sự chấp thuận cuối cùng cho Rainbow Robotics Vietnet24h - Samsung Electronics đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng từ cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc để mua lại Rainbow Robotics, mở đường cho gã khổng lồ công nghệ mở rộng hoạt động kinh doanh robot sang robot hình người.
Từ Galaxy AI đến hệ sinh thái phần mềm thông minh: Samsung khẳng định vị thế dẫn đầu tại MWC 2025 Vietnet24h - Tại Đại hội Thế giới Di động (MWC) 2025 ở Bacelona, Samsung giới thiệu những đột phá mới nhất về Galaxy AI và các giải pháp phần mềm toàn diện, trao quyền cho các nhà mạng khai thác tối đa lợi ích từ công nghệ AI.
Cổ phiếu Alibaba tăng vọt sau khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ra mắt đối thủ mới của DeepSeek Vietnet24h - Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba cho biết mô hình suy luận AI mới nhất của họ, QwQ-32B, "có thể sánh ngang với mô hình suy luận tiên tiến, ví dụ như DeepSeek-R1".
Nhiều điện thoại thông minh gập ba đang xuất hiện tại Đại hội Thế giới Di động ở Bacelona Vietnet24h - Ngày càng có nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh giới thiệu điện thoại gập ba của riêng mình - điện thoại thông minh có ba màn hình - tại sự kiện Mobile World Congress ở Barcelona.
Kim loại lỏng: Apple đang thử nghiệm cho iPhone gập, bền hơn titan 2,5 lần Vietnet24h - Công nghệ bản lề kim loại lỏng có thể giúp iPhone gập không chỉ bền hơn mà còn có thiết kế sang trọng hơn. Liệu đây có phải là bước tiến lớn trong công nghệ smartphone gập?
Apple áp dụng kim loại lỏng cho iPhone gập, mở ra kỷ nguyên mới Vietnet24h - Apple được cho là sẽ sử dụng kim loại lỏng để chế tạo bản lề cho iPhone gập, giúp tăng độ bền và hạn chế nếp gấp màn hình. Công nghệ này có thể tạo ra bước đột phá trên thị trường smartphone gập.
Amazon sẽ mang công nghệ quét lòng bàn tay đến các cơ sở y tế NYU Langone Vietnet24h - Bệnh nhân của NYU Langone Health sẽ có thể đăng ký lịch hẹn bằng Amazon One, công nghệ quét lòng bàn tay của công ty.
Lenovo hé lộ máy tính xách tay màn hình gập chạy bằng năng lượng mặt trời trong khái niệm mới nhất Vietnet24h - Lenovo đã tiết lộ khái niệm Lenovo ThinkBook ‘flip’, một chiếc máy tính xách tay có màn hình có thể gập lại. Khi mở hoàn toàn, toàn màn hình có kích thước 18 inch.
Meta công bố kính thông minh nghiên cứu thử nghiệm Aria Gen 2 Vietnet24h - Meta đã tiết lộ phiên bản mới nhất của loại kính thử nghiệm nhằm hỗ trợ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, robot và nhận thức của máy móc.
Smartphone gập ba: Samsung chạm đỉnh công nghệ, người dùng chạm đáy túi tiền Vietnet24h - Với tham vọng thay đổi cách người dùng trải nghiệm thiết bị di động, Samsung sắp ra mắt điện thoại gập ba. Dù mang thiết kế tiên phong, giá bán lên đến 2.800 USD sẽ là rào cản lớn để sản phẩm đến tay người dùng đại chúng.
Samsung Display sẽ ra mắt màn hình gập 18,1 inch tại CES Vietnet24h - Samsung Display cho biết hôm Chủ Nhật rằng họ sẽ ra mắt màn hình OLED có thể gập 18,1 inch đầu tiên trên thế giới tại CES 2025, dự kiến ​​sẽ khai mạc vào thứ Ba (7/1) tại Las Vegas.
Khí quyển của TRAPPIST-1: một phát hiện thú vị về sự tồn tại sự sống ngoài trái đất Vietnet24h - TRAPPIST-1b, hành tinh cách Trái đất 40 năm ánh sáng, đã gây bất ngờ khi các nhà khoa học phát hiện rằng nó có khí quyển dày đặc và một lớp sương mù đặc biệt, mở ra triển vọng mới trong nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh.
Elon Musk biến Texas thành trung tâm không gian mới: Starbase và những giấc mơ vũ trụ Vietnet24h - Elon Musk đang làm một điều chưa từng có: biến một vùng đất xa xôi tại Texas thành một thị trấn vũ trụ mang tên Starbase. Với dự án này, ông không chỉ mong muốn tạo ra một cộng đồng phục vụ cho SpaceX mà còn muốn mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp không gian, với tầm nhìn đưa con người lên Sao Hỏa.
Parker Solar Probe: Tàu vũ trụ “siêu tốc” của NASA chính thức đến gần mặt trời nhất Vietnet24h - NASA vừa thực hiện một bước tiến quan trọng trong sứ mệnh khám phá vũ trụ, khi tàu thăm dò Parker Solar Probe đã tiến gần mặt trời hơn bao giờ hết. Cùng với đó, tàu vũ trụ này cũng lập kỷ lục mới về tốc độ, giúp giải quyết nhiều câu hỏi lâu dài về nguồn gốc gió mặt trời và vầng nhật hoa.