Công nghệ
Xây dựng thị trường năng lượng bền vững chung cho các quốc gia vùng sông Mekong
Lê Cường - Thứ Ba, 16/03/2021 9:15 SA
Vietnet24h - Năm qua, giữa bối cảnh đại dịch Covid -19, người dân Việt Nam phải gánh chịu thêm những thiệt hại về lũ lụt nghiêm trọng mà nguyên nhân có phần liên quan đến thủy điện. Việc hợp tác nghiên cứu để phát năng lượng bền vững với các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản trở nên cấp thiết ngay lúc này.
Sáng 15/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường chính sách công-Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề "Tăng cường hợp tác Việt Nam-Nhật Bản nhằm phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn hậu COVID-19."
 
Phát biểu tại diễn đàn, tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, cho biết:
 
"Việt Nam cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng một cách bền vững ở khu vực tiểu vùng sông Mekong (GMS) và đã thường xuyên, chủ động trao đổi với các quốc gia thành viên. Trong quá trình đó, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ tích cực của các đối tác ở cả trong và ngoài khu vực GMS”.
Toàn cảnh hội thảo
“Để đáp ứng nhu cầu năng lượng khu vực này một cách bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay nguồn lợi thủy điện”, bà Hồng Minh nhấn mạnh. 
 
Những hậu quả do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, cùng nhiều nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm, thủy điện, nhiệt điện làm ô nhiễm, lũ lụt... đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân một số địa phương khi có mưa lớn, bão, lũ. Hội thảo này là cơ hội để cùng nhau nhìn nhận thực trạng vấn đề và nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn năng lượng thay thế như điện gió, điện mặt trời - những nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) với chi phí rẻ hơn, an toàn hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn, đồng thời đưa ra khuyến nghị một số chính sách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản và gia tăng đóng góp vào phát triển năng lượng bền vững ở GMS. 
Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
Giáo sư Fukinari Kimura – Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ARIA) phát biểu: Các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung được đánh giá là tiểu vùng thành công nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhanh trong 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, tính bền vững chưa được lưu tâm đúng mực trong khi thế giới đang nhanh chóng chuyển sang sản xuất và sử dụng năng lượng carbon thấp. 
 
“Dù đều được dự báo sẽ cần thêm năng lượng trong thập niên tới, các nước ở khu vực GMS sẽ khó có thể phát triển bền vững và hiệu quả nếu chỉ xây dựng chính sách năng lượng một cách độc lập, không hài hòa với nhau. Chính ở đây, khu vực GMS vẫn cần gia tăng hợp tác nhằm hướng tới một chính sách năng lượng bền vững và hài hòa ở cấp vùng. Việc cần làm là xây dựng một chính sách cho thị trường năng lượng chung cho cả vùng GMS”, Fukinari Kimura nói. 
 
Tiến sỹ Tô Minh Thu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao nêu ý kiến: “Cần nâng cao nhận thức của các nước về phát triển năng lượng bền vững cũng như thúc đẩy xây dựng thể chế cho thị trường năng lượng chung trong khu vực là việc rất cần thiết hiện nay”.
Tiến sỹ Tô Minh Thu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao,
Học viện Ngoại giao
Theo báo cáo từ Hội thảo, những năm gần đây, Việt Nam thường nhấn mạnh đến phát triển bền vững, thể hiện bằng các chính sách. Tuy nhiên, khi chưa có một thị trường chung, thống nhất, những hợp tác giao thương về năng lượng của nước ta vẫn  mang tính nhỏ lẻ, chỉ mua điện của Trung Quốc năm 2004, mua của Lào năm 2013.
 
Đánh giá ưu thế của Việt Nam trong khu vực kinh tế GMS, Tiến sỹ Tô Minh Thu phát biểu: “Việt Nam có ưu thế lớn trong việc cung cấp pin mặt trời. Ở nước ta, 3 trong 5 nhà sản xuất lớn nhất thế giới đang hoạt động hiệu quả, góp tỷ trọng lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo trong khu vực”. 
 
Việc hợp tác phát triển năng lượng bền vững cũng có những khó khăn nhất định. 
 
Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết các quốc gia tham gia vào cơ chế hợp tác tiểu vùng (ngoại trừ những đối tác chính bên ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản và Hòa Kỳ) đều có năng lực kinh tế khiêm tốn và phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài.
Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phát biểu
Cùng với đó, hiệu quả thực thi của một số cơ chế hoặc sáng kiến còn thấp; quá nhiều cơ chế hợp tác chồng chéo và trùng lắp các lĩnh vực, nội dung ưu tiên. Một số cơ chế sử dụng dự án của đối tác khác, dẫn đến những con số ảo và không phản ánh chính xác thực tế hợp tác trong khu vực.
 
Phát biểu bế mạc, tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nói: “Cải cách kinh tế vẫn là một yêu cầu quan trọng với Việt Nam trong thời gian tới, cần thực hiện ngay giữa bối cảnh đại dịch Covid -19, không cần chờ đến kết thúc. Bài học cho các quốc gia trên thế giới trong năm vừa qua là sự cần thiết nâng cao khả năng chống chịu trước khủng hoảng để hướng tới sự phát triển bền vững hơn, tăng trưởng xanh hơn và bao trùm hơn. Sự phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở phát triển con người và nâng cao năng suất lao động hay thực thi các cam kết thương mại mà còn cần phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cơ sở đồng thuận xã hội”. 
Hội thảo là sự khởi đầu cho sự hợp tác nghiên cứu tiếp theo giữa Việt Nam và Nhật Bản
“Với bối cảnh hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng, vai trò của năng lượng và an ninh năng lượng càng trở nên quan trọng. Nhật Bản là đối tác quan trọng trong thương mại và đầu tư của khu vực ASEAN, các nước GMS và Việt Nam. Trong thời gian ngắn của Hội thảo, chúng ta khó có thể trao đổi hết những mong muốn, suy nghĩ của mình về phát triển năng lượng. Diễn đàn hôm nay chính là sự khởi đầu cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo giữa 2 quốc gia”, bà Hồng Minh khẳng định. 
Quản lý nhà nước chậm đổi mới - Kinh tế tư nhân khó cất cánh Vietnet24h - Tuy đã có nhiều đổi mới, nhưng ở Việt Nam, quản lý nhà nước thường can thiệp quá sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, thêm vào đó là cách quản lý lạc hậu theo quan niệm cũ, kinh tế tư nhân khó phát triển.
Điện gió ngoài khơi, cơ hội cho phát triển chuỗi cung ứng trong nước Vietnet24h - Ở Việt Nam, một dự án điện gió ngoài khơi không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch và bền vững mà còn mang lại cơ hội tăng trưởng kinh tế và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
MediaTek ra mắt bộ xử lý AI cho Chromebook Plus Vietnet24h - MediaTek Inc., nhà thiết kế IC lớn nhất tại Đài Loan, đã giới thiệu bộ xử lý mới -- Kompanio Ultra -- vào thứ Hai, công ty mô tả đây là cột mốc mới nhất trong Chromebook hiệu suất cao, chạy bằng trí tuệ nhân tạo.
Chuẩn GPMI của Trung Quốc: ‘Một dây cáp cho mọi thiết bị’ Vietnet24h - GPMI được thiết kế để tối giản hóa kết nối số bằng cách gộp cả dữ liệu và điện năng vào một sợi cáp duy nhất. Nếu được phổ biến, đây có thể là bước ngoặt định hình lại hệ sinh thái điện tử trong tương lai.
Rò rỉ cách Apple sẽ làm cho màn hình bên trong của iPhone gập trở nên quen thuộc với người dùng iPad Vietnet24h - Chiếc điện thoại có thể gập đầu tiên của Apple dự kiến ​​sẽ được sản xuất hàng loạt vào cuối năm sau và có thể ra mắt vào quý 4 năm 2026 hoặc quý 1 năm 2027.
Alibaba cung cấp miễn phí mô hình tạo video AI trên toàn cầu Vietnet24h - Gã khổng lồ Trung Quốc cho biết họ đang mở mã nguồn bốn mô hình thuộc dòng Wan2.1, phiên bản mới nhất của mô hình AI nền tảng của công ty, có khả năng tạo hình ảnh và video từ dữ liệu đầu vào là văn bản và hình ảnh.
Từ Gmail đến Word, cài đặt quyền riêng tư và AI của bạn đang bước vào một mối quan hệ mới Vietnet24h - Các chương trình như Gmail, Microsoft và Facebook đã tồn tại trong nhiều năm qua đã âm thầm kích hoạt và tích hợp các tính năng AI.
AI trong Gmail, Word: Tiện ích hay mối đe dọa quyền riêng tư? Vietnet24h - AI đang dần xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống số, từ email đến sổ sách kế toán. Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng trong chính sách bảo mật khiến nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ dữ liệu cá nhân bị lạm dụng.
OpenAI bật mí 5 mẹo dùng ChatGPT mà bạn chưa biết Vietnet24h - Nick Turley, chuyên gia của OpenAI, tiết lộ các tính năng như tải tập tin, tạo GPT tùy chỉnh và sử dụng giọng nói, hứa hẹn thay đổi cách người dùng tương tác với ChatGPT.
Ghi âm cuộc gọi và cải tiến camera: Những điểm nổi bật trong iOS 18.1 của Apple Vietnet24h - Vào tối 28 tháng 10, Apple phát hành phiên bản iOS 18.1, mang đến tính năng ghi âm cuộc gọi lần đầu tiên cho người dùng iPhone. Cùng với đó là những cải tiến cho camera và giao diện, hứa hẹn sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng trên các thiết bị mới.
Orion sắp ra mắt: OpenAI mở ra chương mới cho trí tuệ nhân tạo Vietnet24h - Với việc ra mắt mô hình AI mới mang tên Orion vào tháng 12/2024, OpenAI đang tạo ra những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Orion được kỳ vọng sẽ có sức mạnh vượt trội gấp 100 lần GPT-4, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát.
Chỉnh sửa ảnh thông minh với Microsoft Paint nhờ AI Vietnet24h - Microsoft Paint không ngừng cải tiến với sự ra mắt của Generative Fill và Generative Erase. Hai tính năng mới này giúp người dùng dễ dàng thêm hoặc xóa các chi tiết trong ảnh, mang lại trải nghiệm chỉnh sửa ảnh phong phú và trực quan hơn bao giờ hết.
Sự chuyển dịch của Apple khỏi Trung Quốc bắt đầu với thỏa thuận chip trị giá 433 triệu đô la của Foxconn tại Ấn Độ Vietnet24h - Nhà máy này dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động tại tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ vào năm 2027 và sẽ sản xuất chip điều khiển màn hình của Foxconn, được sử dụng trong thiết bị điện tử tiêu dùng.
Samsung Electronics sẽ mua lại nhà cung cấp giải pháp sưởi ấm và làm mát FläktGroup với giá 1,5 tỷ euro Vietnet24h - Hôm thứ Tư, Samsung Electronics đã công bố rằng họ sẽ mua lại toàn bộ cổ phần của FläktGroup có trụ sở tại Đức, một nhà cung cấp giải pháp sưởi ấm và làm mát hàng đầu, với giá 1,5 tỷ euro.
Đột phá thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến cổ phiếu công nghệ và chip tăng vọt Vietnet24h - Cổ phiếu công nghệ và chip toàn cầu tăng mạnh vào thứ Hai sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý tạm dừng hầu hết các mức thuế đối với hàng hóa của nhau.
Galaxy S25 Edge đạt được độ bền chưa từng có với kính Gorilla Glass Ceramic 2 của Corning Vietnet24h - Samsung Electronics đã công bố vào ngày 9 tháng 5 rằng họ đã áp dụng kính gốm cho thiết bị di động mới của Corning.
CEO Apple Tim Cook tiết lộ những gì Apple cần để sản xuất iPhone tại Hoa Kỳ Vietnet24h - Trong khi thảm họa thuế quan đã mang lại sắc đỏ cho thị trường và sự hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu, mục tiêu cuối cùng theo Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông là đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ.
Đòn giáng mạnh vào Google khi Apple muốn thêm tìm kiếm AI vào Safari Vietnet24h - Apple đang "tích cực xem xét" việc định hình lại trình duyệt web Safari trên các thiết bị của mình để tập trung vào các công cụ tìm kiếm hỗ trợ AI.
Công ty mẹ của Facebook là Meta ra mắt ứng dụng trợ lý AI, tiếp tục cạnh tranh với OpenAI và Google Vietnet24h - Vào thứ Ba, công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms đã ra mắt một ứng dụng riêng cho trợ lý Meta AI của mình, tương tự như những ứng dụng do OpenAI do Microsoft hậu thuẫn và Google của Alphabet cung cấp.
ĐÓN XEM TRIỂN LÃM QUỐC TẾ ĐIỆN TỬ & THIẾT BỊ THÔNG MINH VIỆT NAM 2025 (IEAE) Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025 (IEAE) sẽ được tổ chức từ ngày 29 đến 31 tháng 5 năm 2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
CEO của Nvidia, Jensen Huang cảnh báo Trung Quốc "không tụt hậu" về AI Vietnet24h - CEO của Nvidia, Jensen Huang cho biết "Trung Quốc không hề tụt hậu" trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và Huawei là "một trong những công ty công nghệ đáng gờm nhất thế giới".
Với iPhone 17, Apple chơi lớn: Tự chủ chip, mở rộng AI, dứt khoát chia tay “Plus” Vietnet24h - Việc khai tử phiên bản Plus để nhường chỗ cho mẫu Air siêu mỏng là dấu hiệu cho thấy Apple đang tái cấu trúc danh mục iPhone. Cùng lúc, hãng đẩy mạnh nội địa hóa linh kiện, nâng cấp phần cứng và tích hợp AI sâu rộng nhằm giữ vị thế dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ.
Neuralink: cấy chip não, biên tập video và đăng YouTube bằng suy nghĩ Vietnet24h - Trong một bước đột phá ấn tượng, Bradford Smith, người mắc bệnh ALS, đã chứng minh khả năng tuyệt vời của công nghệ giao diện não-máy tính (BCI) khi có thể biên tập video và đăng tải lên YouTube chỉ bằng suy nghĩ, mà không cần sự trợ giúp từ bất kỳ thiết bị hay người khác. Đây không chỉ là sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ mà còn mang lại hy vọng mới cho những người khuyết tật vận động.
LG Display công bố màn hình OLED màu xanh huỳnh quang thương mại đầu tiên trên thế giới Vietnet24h - LG Display đã xác minh thành công hiệu suất sản xuất của tấm nền điốt phát quang hữu cơ phát quang màu xanh lam (OLED) cho dây chuyền sản xuất hàng loạt lần đầu tiên trên thế giới, công ty cho biết hôm thứ Năm (1/5).
Người Trung Quốc chuẩn bị bay như Iron Man! Vietnet24h - Một thiết bị bay cá nhân vừa được trình diễn tại Hàng Châu khiến nhiều người liên tưởng đến các bộ phim siêu anh hùng. Nhưng lần này, không phải Hollywood mà chính các nhà khoa học Trung Quốc mới là người hiện thực hóa giấc mơ bay cá nhân.
Công nghệ cấy ghép não được FDA chấp thuận cho Precision Neuroscience Vietnet24h - Precision Neuroscience thông báo rằng một thành phần cốt lõi của hệ thống cấy ghép não đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận.
Từ ghi hình kép đến UX sáng tạo: iPhone 17 Pro có thể mở ra chương mới trong thiết kế trải nghiệm Vietnet24h - Không chỉ là tính năng mới, ghi hình kép trên iPhone 17 Pro là phép thử đầu tiên cho cách Apple xây dựng trải nghiệm người dùng kiểu mới – nơi cảm xúc, phản ứng và câu chuyện của người quay trở thành trung tâm của mọi khung hình.
Kim loại lỏng: Apple đang thử nghiệm cho iPhone gập, bền hơn titan 2,5 lần Vietnet24h - Công nghệ bản lề kim loại lỏng có thể giúp iPhone gập không chỉ bền hơn mà còn có thiết kế sang trọng hơn. Liệu đây có phải là bước tiến lớn trong công nghệ smartphone gập?
Apple áp dụng kim loại lỏng cho iPhone gập, mở ra kỷ nguyên mới Vietnet24h - Apple được cho là sẽ sử dụng kim loại lỏng để chế tạo bản lề cho iPhone gập, giúp tăng độ bền và hạn chế nếp gấp màn hình. Công nghệ này có thể tạo ra bước đột phá trên thị trường smartphone gập.
Amazon sẽ mang công nghệ quét lòng bàn tay đến các cơ sở y tế NYU Langone Vietnet24h - Bệnh nhân của NYU Langone Health sẽ có thể đăng ký lịch hẹn bằng Amazon One, công nghệ quét lòng bàn tay của công ty.
Lenovo hé lộ máy tính xách tay màn hình gập chạy bằng năng lượng mặt trời trong khái niệm mới nhất Vietnet24h - Lenovo đã tiết lộ khái niệm Lenovo ThinkBook ‘flip’, một chiếc máy tính xách tay có màn hình có thể gập lại. Khi mở hoàn toàn, toàn màn hình có kích thước 18 inch.
Meta công bố kính thông minh nghiên cứu thử nghiệm Aria Gen 2 Vietnet24h - Meta đã tiết lộ phiên bản mới nhất của loại kính thử nghiệm nhằm hỗ trợ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, robot và nhận thức của máy móc.