Mở đầu buổi Tọa đàm ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo đã trải lòng về con đường phát triển Asanzo từ một người buôn bán hàng điện tử ở chợ Nhật Tảo (TP. Hồ Chí Minh) cho đến khi quyết định đầu tư 500 tỷ đồng để xây dựng được nhà máy ở Khu công nghệ cao Quận 9, TP.HCM. Ồng Tam cho biết chiến lược kinh doanh của ông là cung cấp sản phẩm cho những người nghèo ít tiền, giá rẻ, độ bền cao và chưa từng bị khách hàng kêu là hàng đểu.
Sự kiện truyền thông lần này liên quan đến phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ vào cuối tháng 6 vừa qua, cáo buộc Công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc về ghi “Made in Việt Nam”. Dẫn đến việc ngày 25/7, Công ty CP Tập đoàn Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ đòi bồi thường thiệt hại cho công ty này, đơn kiện đã được Toà án nhân dân Quận 11 (TP.HCM) xác nhận.
Trong buổi tọa đàm, luật sư của công ty Asanzo cho biết đoạn video bóc tem mà báo tuổi trẻ đã đăng không phải là công nhân của công ty Asanzo mà do báo Tuổi Trẻ tự làm vì công ty Asanzo không có quy trình bóc tem sản phẩm. Ông Phạm Văn Tam cũng xác nhận việc này.
Một câu hỏi khác mà các phóng viên đưa ra là: Tại sao Giám đốc Asanzo lại đồng ý với báo tuổi trẻ là “Sản phẩm của Asanzo không phải là hàng Việt Nam?”
Ông Tam cho biết báo tuổi trẻ đã đăng bài không đúng về câu nói của ông. Trước khi đăng bài, Tuổi trẻ gửi trong ông bản xem trước. Ông Tam không đồng ý nói rằng cần xem xét thêm. Nhưng thật bất ngờ ngay hôm sau, báo tuổi trẻ vẫn đăng bài và đáng chú ý là nội dung sai so với bản xem trước đã gửi cho ông Tam.
Vị Giám đốc của Asanzo cho biết ông sẽ đưa chi tiết này ra tòa.
Khó có thể quy kết việc nhập khẩu linh kiện TV của Trung Quốc về lắp ráp, rồi dán nhãn “Made in Việt Nam” của Công ty Asanzo sai phạm.
Vụ kiện giữa Asanzo và báo Tuổi trẻ cho thấy những lỗ hổng trong các văn bản quy định pháp luật quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cho đến thời điểm này. Cũng chính vì vậy, Bộ Công Thương đang phải gấp rút ra Dự thảo thông tư để quy định cho phù hợp hơn với tình hình sản xuất hàng hóa nội địa trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực đang ngày càng mở rộng.
Hiện tại, quy định về xuất xứ hàng hóa chỉ được ghi trong Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Điều 3, khoản 14: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó”.
Nếu theo quy định này, việc Asanzo nhập khẩu linh kiện TV từ Trung Quốc về lắp ráp rồi ghi “Made in Việt Nam” là không vi phạm pháp luật bởi nhẽ không thể định lượng được “Công đoạn chế biến cơ bản” cụ thể là thế nào!
Cũng trong buổi tọa đàm, trả lời câu hỏi có hay không việc những công ty khác nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ Trung Quốc về cho Asanzo? Ông Tam nói rằng cơ quan điều tra cần phải xác định các bằng chứng liên quan giữa Asanzon và các công ty đó như các hợp đồng đã ký kết, bởi lẽ mỗi công ty đều có tư cách pháp nhân riêng.
Theo Điều 15, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP: yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Tuy nhiên, xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, quy tắc nào thì đến nay chưa có hướng dẫn rõ ràng.
Một khách mời khác là Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho rằng nếu dựa trên pháp luật hiện nay thì Asanzo không vi phạm về xuất xứ hàng hóa.
Bà Hạnh cũng cho biết không tước danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" của Asanzo vì đây là danh hiệu là do người tiêu dùng bình chọn. "Chúng tôi tạm tước quyền sử dụng logo "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong quá trình điều tra", bà Hạnh nói.