Xuất khẩu chip của Ấn Độ sang Mỹ tăng 34% so với cùng kỳ lên 152 triệu USD, Campuchia tăng xuất khẩu chip sang Mỹ thêm 698% so với cùng kỳ, Việt Nam tăng xuất khẩu chip sang Mỹ thêm 75% và Thái Lan tăng 62%.
Malaysia, từ lâu đã là nguồn cung cấp cơ sở thử nghiệm và đóng gói cho các công ty vi mạch, nhưng đã chứng kiến các lô hàng của họ xuất khẩu đến Mỹ giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Thay vào đó, các thị trường Đông Nam Á khác lại đang chứng kiến kim ngạch xuất khẩu chip tăng mạnh, với lô hàng xuất khẩu tử Việt Nam tăng tới gần 75%, từ Thái Lan tăng 63% và từ Campuchia tăng đến 698%.
Về giá trị tuyệt đối, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong giá trị xuất khẩu chip sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 2 năm nay, chủ yếu là xuất khẩu chip từ việc sản xuất đóng gói chip của Intel Việt Nam.
Bảng dưới đây mô tả giá trị xuất khẩu chip sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 2 năm 2023 và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu chip so với cùng kỳ năm trước từ các quốc gia mới nổi:
Quốc gia xuất khẩu chip sang Hoa Kỳ |
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 năm 2023 (triệu USD) |
Tỷ lệ tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (%) (- giảm; + tăng) |
Malaysia |
973 |
-26,3 |
Đài Loan |
732 |
+4,3 |
Việt Nam |
563 |
+74,9 |
Thái Lan |
422 |
+62,3 |
Hàn Quốc |
366 |
+43,3 |
Trung Quốc |
226 |
-7,8 |
Nhật Bản |
170 |
-11,5 |
Campuchia |
166 |
+698 |
Ấn Độ |
159 |
+3,4 |
Philippine |
146 |
-5,3 |
Sản xuất chip rất khó vì đòi hỏi mức độ tinh vi cao, do đó, cần có đủ thời gian để xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các nhà máy sản xuất (ít nhất 2 năm). Sản xuất một con chip cụ thể thường cần hơn 3 tháng, tùy vào độ phức tạp và được tiến hành trong những nhà máy khổng lồ, những phòng sạch với tỷ lệ hạt bụt trên 1m3 cực thấp. Để xây dựng một nhà máy mới có công suất 50.000 tấm nền silicon (wafer)/tháng, thì cần đầu tư chừng 15 tỷ USD, chủ yếu là các thiết bị chuyên dụng.
Ba hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới là Intel, Samsung và TSMC (Đài Loan) chiếm phần lớn trong tổng đầu tư vào ngành sản xuất chip thế giới, với mỗi nhà máy của các hãng này có mức đầu tư hơn 20 tỷ USD. Phần lớn trong số bộ vi xử lý của 1,4 tỷ điện thoại thông minh tiêu thụ trên thế giới hiện nay được cung cấp bởi TSMC. Còn Intel nắm 80% thị trường vi xử lý máy tính. Trong khi đó, Samsung chiếm lĩnh thị trường chip nhớ…
Tổng thống Hoa Kỳ Biden cam kết dành 50 tỷ USD như là một phần của gói xây dựng kết cấu hạ tầng 2.300 tỷ USD để nâng cao năng lực sản xuất, đạt được sự tự chủ về chip tại quốc gia này. Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ ước tính, tham vọng trên của Mỹ phải cần đến khoản đầu tư và các hỗ trợ khác của Chính phủ trị giá đến 1.400 tỷ USD và trong khoảng thời gian trên một thập kỷ mới có thể hoàn thành.
Trường hợp Việt Nam muốn sản xuất chip tại thị trường nội địa, thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ và kế hoạch của các ông lớn chip trên thế giới, đặc biệt là 3 “ông lớn”: Samsung, TSMC và Intel. Các hãng sản xuất khác, dù là nội địa hay nước ngoài, đều khó hoặc không đủ năng lực xây dựng các nhà máy sản xuất chip đúng nghĩa tại Việt Nam. Kể cả khoản đầu tư bổ sung gần 500 triệu USD công bố mới đây của Intel vào dự án 1 tỷ USD của họ ở Việt Nam cũng chỉ là cho hoạt động lắp ráp chip và thử nghiệm. Do đó, việc tự chủ chip bằng việc tổ chức sản xuất nội địa có lẽ sẽ là quá sức trong vòng nhiều năm nữa mà chưa mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.