Dưới đây là những đánh giá của Bộ này về các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2018:
- Thị trường Trung Quốc
Đạt 7,69 tỷ USD, tăng 36,9% so với năm 2016 với hầu hết các mặt hàng đều đạt
kim ngạch xuất khẩu cao và tăng trưởng dương 2 con số. Đây là thị trường lớn
nhất của xuất khẩu cao su, rau quả và sắn các loại, đứng thứ 3 về hạt điều và
thủy sản (tăng từ vị trí thứ 5 năm 2016), đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm
năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng tích cực, giá thành sản xuất của Trung Quốc có xu hướng tăng làm giảm cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, lợi thế của Việt Nam về vị trí địa lý chung đường biên giới... tác động tích cực đến xuất khẩu các tháng cuối năm, đặc biệt là cá tra, tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), trái cây tươi (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối), cà phê, điều, cao su, tiêu.
Thời gian tới, ta cần tiếp tục duy trì địa bàn truyền thống (Quảng Đông, Quảng
Tây, Vân Nam) và thâm nhập địa bàn tiềm năng (Tứ Xuyên, Giang Tô, Triết
Giang, Phúc Kiến).
-Thủy sản: Theo dự báo của FAO, Trung Quốc sẽ là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tiêu thụ thủy sản tươi tăng 4,8%/năm từ nay đến năm 2020, tiêu thụ bình quân đầu người đạt 35,9kg/người năm 2020 (năm 2010 là 33,1kg/người)
- Rau quả: Theo dự báo của FAO, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ bình quân đầu
người của Trung Quốc đối với rau quả có xu hướng gia tăng trong giai đoạn
2017-2020 (chiếm 15,1% tổng tiêu thụ thế giới, cao hơn Nhật Bản, EU, Hoa
Kỳ), đặc biệt là các loại rau quả nhiệt đới; thị hiếu tiêu dùng cũng rõ nét hơn
15
- Sữa và sản phẩm sữa: Trung Quốc là nước sản xuất sữa lớn thứ 3 và nhập
khẩu lớn nhất thế giới để phục vụ tiêu dùng nội địa (dự kiến tăng trưởng nhập khẩu khoảng 45% tính đến năm 2025). Hiện sữa Việt Nam chưa được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp của 35 quốc gia (trong ASEAN mới chỉ có Ma-lai-xi-a và Singapore được cấp phép). Các sản phẩm sữa của doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Hanoimilk, TH Truemilk… đã xuất khẩu sang hơn 40 thị trường với chất lượng đảm bảo, phù hợp với tiêu chuẩnCODEX, do đó dự kiến mặt hàng này sẽ tăng trưởng mạnh nếu được mở cửa thị trường thời gian tới.
- Thị trường châu ÂU
EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 4,17 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2016.
Những mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng mạnh là thủy sản, điều, cao su, rau
quả.
-Thủy sản: EU là thị trường thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, xuất khẩu tôm và
cá ngừ đều tăng trưởng tốt trên 20%. EU hiện là thị trường tôm lớn thứ 2 (chiếm 19%), có sức mua tốt và ổn định. Đối với cá tra, xuất khẩu sang EU có xu hướng sụt giảm thời gian qua do: (i) cạnh tranh gay gắt với cá thịt trắng bản địa; (ii) bị bất lợi bởi chiến dịch truyền thông bôi nhọ từ tháng 2 năm 2017 làm giảm nhu cầu nhập khẩu.
-Rau quả: Nhu cầu tiêu thụ rau các loại của EU khoảng 115-130 triệu tấn/năm,
trái cây khoảng 70-80 triệu tấn/năm và đang có xu hướng gia tăng. Xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng 4-5% tổng xuất khẩu cả nước,
liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2017 với tốc độ bình quân đạt
10%/năm, tuy nhiên chỉ chiếm thị phần 0,4% tại thị trường này (đứng thứ 48).
- Thị trường Hoa Kỳ
Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2017 đạt 3,43 tỷ USD, tăng
nhẹ 2,4% so với năm 2016. Đây là thị trường đứng đầu của Việt Nam về xuất
khẩu hồ tiêu, đứng thứ 2 về cà phê, thủy sản, đứng thứ 3 về rau quả.
-Thủy sản: Việt Nam là đối tác cung cấp tôm lớn thứ 5 của Hoa Kỳ với thị phần 7,9% (sau Ấn Độ 29%, In-đô-nê-xi-a 20%, E-cu-a-đo 13%, Thái Lan 10,5%). Tôm Việt Nam đang chịu thuế chống bán phá cao hơn so với các đối thủ, kém cạnh tranhhơn về giá (giá xuất khẩu của Việt Nam 10,8 USD/kg, cao hơn Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ). Đối với cá tra, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang: gặp cạnh tranh gay gắt với cá rô phi và các loại cá thịt trắng khác (Haddock, Alaska Pollack, Cod) của Trung Quốc, Guy-a-na, Pa-na-ma...; Chương trình thanh tra cá da trơn và thuế chống bán phá giá POR13 cao hơn hẳn so với các đợt trước đó đã gây bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Để giảm thiểu tác động bất lợi từ các khó khăn này, các doanh nghiệp cần dịch chuyển cơ cấu thị trường sang các nước khác còn tiềm năng và dư địa tăng trưởng như Trung Quốc, ASEAN, Bra-xin, Mê-xi-cô, Cô-lôm-bi-a... Xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp do các doanh nghiệp Việt Nam đã dần đáp ứng được yêu cầu về “An toàn cá heo” theo quy định của Hoa Kỳ.
- Rau quả: Theo thống kê của FAO, thị trường rau quả toàn cầu sẽ tăng trưởng
8%/năm trong giai đoạn 2017-2020 và đạt 320 tỷ USD vào năm 2020. Nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm rau quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ sẽ tăng tại các nước phát triển. Hoa Kỳ hiện là thị trường rau quả lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Nhật Bản).
- Thị trường ASEAN
Là thị trường lớn thứ 4, chiếm 4,9%, xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1,01
tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ, trong đó các mặt hàng chủ lực đều sụt giảm
như cà phê đạt 150,4 triệu USD (giảm 11,4%), hạt tiêu đạt 42,1 triệu USD (giảm 48,3%), chè đạt 6,5 triệu USD (giảm 46,3); tuy nhiên một số mặt hàng vẫn duy trì tăng trưởng dương như thủy sản đạt 324,3 triệu USD (tăng14,2%), cao su đạt 73,5 triệu USD (tăng 24,7%), sắn đạt 23,9 triệu USD (tăng 23,9%).
ASEAN là thị trường nhập khẩu nông thủy sản, nhưng đồng thời cũng là khu
vực xuất khẩu nông thủy sản lớn của thế giới. Với việc hình thành Cộng đồng
AEC từ cuối năm 2015 đến nay, các nước ASEAN không chỉ là đối thủ cạnh
tranh của Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu lớn mà còn ngay chính tại
thị trường nội địa, sức cạnh tranh và khả năng thúc đẩy xuất khẩu sẽ tập trung
vào chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu sang các nước
ASEAN như thời gian vận chuyển ngắn, chi phí thấp hơn so với các nước khác
(Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...). Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang ASEAN năm
2017 đạt 1,85 tỷ USD, tăng 3,8%, trong đó các mặt hàng có tăng trưởng xuất
khẩu là thủy sản, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn.
- Thị trường Nhật Bản
Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 về rau quả của Việt Nam, đứng thứ 3 về
thủy sản và cũng là thị trường tiềm năng cho một số mặt hàng nông sản khác
như hạt điều, chè, thủ công mỹ nghệ... Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Nhật
Bản năm 2017 đạt 1,73 tỷUSD, tăng 18,0% so với năm 2016, trong đó rau quả
tăng mạnh 69,3%, đạt 127,2 triệu USD. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường yêu
cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đặt nhiều biện pháp và rào cản
kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu.
- Thủy sản: Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng bình quân 2 con số thời
gian qua, trong đó tôm là mặt hàng tăng trưởng tốt nhất. Tỷ lệ tận dụng C/O
ưu đãi theo Hiệp định Việt Nam -Nhật Bản và Hiệp định ASEAN. Nhật Bản để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tương đối cao, đạt 67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ. Đối với tôm, Việt Nam hiện cũng là đối tác cung cấp lớn nhất cho Nhật Bản với thị phần 27%, đặc biệt đối với sản phẩm tôm sơ chế lột vỏ để đuôi/tôm để vỏ nguyên liệu đông lạnh (các đối thủ khác Thái Lan 18%, In-đô-nê-xi-a 16%, Ấn Độ 7%...).
- Rau quả: Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ), chiếm
3,3%, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2017 đạt 13,3%/năm, tuy nhiên chỉ chiếm thị phần 0,8% tại thị trường này (đứng thứ 28, sau Trung Quốc 32%, Hoa Kỳ 19%, Phi-líp-pin 15%, Niu-di-lân 5%...).
- Thị trường Hàn Quốc
Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Hàn Quốc năm 2017 đạt 1,08 tỷ
USD, tăng mạnh 24% so với năm 2016. Đây là thị trường tăng trưởng cao do
các doanh nghiệp tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định FTA Việt Nam -Hàn Quốc,
tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi đạt trên 70% đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản sang Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng
ổn định ở mức cao (khoảng trên 20%), trong đó các mặt hàng có dư địa thúc đẩy gồm tôm, mực và bạch tuộc, chả cá/surimi, rau quả, cà phê, cao su.
- Thủy sản: Hàn Quốc là thị trường tôm lớn thứ 3 của Việt Nam và Việt Nam là
đối tác cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 54%, đặc biệt là tôm
thẻ chân trắng (các đối thủ khác Ê-cu-a-đo 14%, Trung Quốc 9%, Thái Lan 6%,
Ma-lai-xi-a 5%). Với nhu cầu ổn định, giá xuất khẩu cao, ưu đãi thuế quan.
- Rau quả: Nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi của Hàn Quốc hiện có xu hướng tăng
dần. Việt Nam đã xuất khẩu được thanh long (ruột trắng, ruột đỏ), xoài, dừa,
dứa, chuối...vào thị trường này và đạt được tăng trưởng đáng kể thời gian qua.
Việt Nam đang đề nghị phía Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với một số loại
trái cây tươi có thế mạnh như chôm chôm, chanh leo, nhãn, vải, vú sữa. Hàn
Quốc đã chính thức áp dụng Hệ thống quản lý Danh mục PLS để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong th ực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm nông sản là quả hạt vỏ cứng có dầu và trái cây nhiệt đới từ ngày 31 tháng 12 năm 2016 và kể từ tháng 12 năm 2018 sẽ áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm còn lại. Việc áp dụng Hệ thống quản lý mới này đã làm phát sinh thêm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp, có khả năng gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường này.