Hướng dẫn công nghệ
Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ Hiệp định RCEP
Lê Cường - Thứ Tư, 20/01/2021 4:15 CH
Vietnet24h - Chính phủ đã xác định công nghiệp phụ trợ là thành phần kinh tế quan trọng trong sự phát triển của đất nước thời gian tới. Thế nhưng, với việc ký kết Hiệp định RCEP gần đây, nếu để hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì các doanh nghiệp trong ngành mới non trẻ này sẽ chịu hậu quả khôn lường.
So với các Hiệp định khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là ‘dễ dãi’ nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Mới đây, Việt Nam đã ký kết Hiệp định này ngày 15/11/2020 và trong bối cảnh cần hoàn thiện thể chế chính sách cho phù hợp, nỗi lo về nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam lại dấy lên. 
 
Để thực hiện hoàn thiện thể chế chính sách cho RCEP, sáng nay, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo xin ý kiến của các chuyên gia kinh tế đầu ngành về vấn đề này. Chủ tọa Hội thảo có TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng, cùng các khách mời danh dự có ông Aedan Puleston, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia cùng các và khách mời khác...
Các chuyên gia kinh tế nước ngoài tham dự hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện Trưởng Trần Thị Hồng Minh cho biết thông tin về tiến triển đối với RCEP hầu như rất hạn chế trong suốt 3 quý đầu năm 2020, và chỉ được đề cập nhiều hơn gần thời điểm ký kết Hiệp định này. Mặc dù vậy, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương vẫn theo dõi sát những diễn biến của Hiệp định. 
 
“Ngay đầu năm 2020, tôi cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiên cứu về thực hiện RCEP hiệu quả gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam”, TS Hồng nói. 
 
Nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu khó khăn và hệ lụy tiêu cực do đại dịch COVID-19. Trong đó, những cụm từ như “gián đoạn” hay “đứt gãy” chuỗi cung ứng được nhắc đến thường xuyên, và thực tế đã có những thời điểm gây ra nhiều quan ngại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 
 
Đặt trong bối cảnh ấy, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định xuất khẩu vẫn là một cấu phần quan trọng trong “cỗ xe tam mã” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Việt Nam đã có những kết quả quan trọng về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và mới nhất là ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020.
 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có bài tham luận tại Hội thảo đã chỉ rõ những thách thức đan xen khi ký kết RCEP. 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ, bởi: (i) nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn; (ii) sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi; (iii) kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp; và (iv) khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam. 
 
Chính vì vậy, khác với CPTPP và EVFTA, RCEP nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn. Có ý kiến cho rằng RCEP vẫn có lợi ích ròng về kinh tế, có ý kiến cho rằng RCEP làm tăng rủi ro nhập siêu trong khi không có nhiều tác động về thể chế đối với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chứng kiến những đề xuất mới mang dáng dấp “cạnh tranh” với RCEP, chẳng hạn như chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
 
Đa phần các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ nỗi lo về hàng Trung Quốc chất lượng thấp sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam.
 
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển công nghiệp hỗ trong giai đoạn 5, 10 năm tới. Thế nhưng, sau cảnh báo Hiệp định RCEP có tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn so với các hiệp định CPTPP và EVFTA của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WHO và Hội nhập, VCCI đưa ra,  việc nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ Trung Quốc và các nước Asean sẽ tăng lên gây ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
 
 “Nguy cơ nhập khẩu hàng Trung Quốc chất lượng thấp bùng phát tràn ngập thị trường là khó tránh khỏi. Điều này không đem lại nhiều lợi ích mà còn gây ảnh hưởng xấu các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”. TS. Nguyễn Thị Thu Trang phát biểu.
Tiến Sỹ Trang lo ngại hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn vào Việt Nam sẽ tác động xấu đến ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu
“Việc nhập khẩu dễ dàng hàng hóa từ một nước sẽ làm tăng gian lận thương mại và thặng dư thương mại. Như ở Mỹ, dưới thời tổng thống Trump, đã trừng phạt 10 quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ”, bà Trang nói. “Đây chỉ là một trong số các hiệp định, chúng ta có nhiều sự lựa chọn tương tự khác, và cần nghiên cứu về ‘tương lai của RCEP’ trong bối cảnh các chính sách Trung Quốc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và RCEP nói riêng”.
 
Cùng quan điểm với bà Trang, chuyên gia kinh tế, Phó GS, TS Lê Xuân Bá cho rằng mỗi Hiệp định đều có những lợi ích và thách thức khác nhau. Việc tham gia cần được nghiên cứu kỹ lưỡng: “Chúng ta cần tính toán cẩn thận, nếu lợi nhiều thì làm, lợi ít mà tác hại nhiều thì không làm. Tiềm năng xuất khẩu chưa thấy đâu nhưng nguy cơ hàng rẻ chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì phải tính đến”.
 
“Nếu chúng ta làm cái dễ quen rồi thì sẽ mất đi động lực nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. RCEP là Hiệp định có tiêu chí chất lượng thấp hơn, như vậy về lâu dài sẽ không có lợi cho sự phát triển về chất lượng của nền kinh tế Việt Nam”, TS. Lê Xuân Bá nói.  
 
Kết thúc Hội thảo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng phát biểu: Việt Nam và các nước ASEAN có vai trò trung tâm trong việc hình thành ý tưởng và quá trình đàm phán Hiệp định này, thì phần thực thi cũng phải giữ được vai trò trung tâm. Theo đó, các nước ASEAN phải gia tăng hợp tác hiệu quả, thay vì cạnh tranh với nhau theo hướng “đua xuống đáy”. Các lĩnh vực cần lưu tâm chính là những lĩnh vực cải cách liên quan đến thương mại và đầu tư (như môi trường đầu tư, kết nối trong chuỗi giá trị, v.v.) và những nội dung khác cần tiếp tục thỏa thuận và hoàn thiện sau khi RCEP đi vào thực thi. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để các nước đối tác tôn trọng và cùng phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. 
 
Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương. RCEP không phải là FTA duy nhất hay là FTA cuối cùng mà Việt Nam có với các đối tác. Vì vậy, việc thực hiện RCEP cần đặt trong một cân nhắc tổng thể và toàn diện hơn về việc tham gia và đóng góp vào chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh mới.
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Liệu Apple Intelligence có lợi thế hơn Galaxy AI không? Vietnet24h - Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu hôm thứ Hai, Apple đã giới thiệu Apple Intelligence, hệ thống AI sẽ được tích hợp trên các sản phẩm từ iPhone đến Macbook.
Apple Intelligence trên iPhone của bạn có thể yêu cầu nâng cấp Vietnet24h - Apple cuối cùng đã lao đầu vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào thứ Hai với thông báo về Apple Intelligence.
Khám phá iOS 18: Sức mạnh của trí tuệ nhân tạo trên iPhone 15 Pro/Pro Max Vietnet24h - iOS 18 đem lại chuỗi tính năng AI độc đáo, từ cải thiện Siri đến xử lý dữ liệu mạnh mẽ trên đám mây. Chip A17 Pro và Neural Engine trên iPhone 15 Pro/Pro Max cho phép trải nghiệm toàn diện, trong khi các thiết bị khác chỉ hỗ trợ tính năng AI hạn chế.
iOS 18: kỷ nguyên mới của trải nghiệm người dùng iPhone Vietnet24h - Apple công bố iOS 18 với công nghệ AI tiên tiến, mang đến khả năng tùy chỉnh không giới hạn với biểu tượng cảm xúc độc đáo và cá nhân hóa. Tính năng mới cho phép tạo emoji tùy chỉnh nhanh chóng, thể hiện chính xác cảm xúc và ngữ cảnh của từng tin nhắn, làm phong phú kho emoji hiện có. iOS 18 sẽ bổ sung nhiều tính năng mới và cải tiến đáng kể như chuyển đổi âm thanh thành văn bản, dịch ngôn ngữ và tóm tắt văn bản, đều được hỗ trợ bởi AI.
Windows 11 IoT Enterprise LTSC 2024: Mở rộng khả năng tương thích phần cứng Vietnet24h - Phiên bản Windows 11 IoT Enterprise LTSC 2024 từ Microsoft không chỉ tối ưu hóa cho thiết bị cấu hình thấp mà còn mở rộng khả năng tương thích phần cứng. Với khả năng hoạt động trên các card màn hình cũ kỹ dựa trên DirectX 10 và không yêu cầu TPM và Secure Boot, người dùng có thêm sự linh hoạt khi lựa chọn thiết bị.
Hướng dẫn cách trao đổi số chỉ bằng cách chạm các iPhone lại với nhau Vietnet24h - Bạn có thể trao đổi thông tin liên lạc bằng cách giữ iPhone của bạn cạnh nhau. Cả hai iPhone đều cần được cập nhật lên iOS 17.
Windows 12 sẽ phát hành vào năm 2024 Vietnet24h - Theo một số báo cáo rò rỉ, Microsoft đang phát triển Windows 12 và dự kiến sẽ phát hành vào năm 2024.
Apple đặt mã QR siêu nhỏ kiểm soát số lượng màn hình lỗi Vietnet24h - Apple đã chi hàng triệu USD để thêm mã vạch (QR) vào màn hình iPhone nhằm tránh bị tính phí hàng trăm triệu USD bởi các nhà cung cấp gian dối trong báo cáo lượng màn hình lỗi của quá trình sản xuất.
LG ra mắt thiết bị giải trí xách tay LG StanbyME Go Vietnet24h - Công ty LG Electronics Việt Nam (LG) vừa trình làng thiết bị giải trí xách tay LG StanbyME Go, mở ra khái niệm “picnic công nghệ” với trải nghiệm linh hoạt và chủ động, không giới hạn không gian.
iPhone 15 Pro modem Qualcomm và khung smartphone dễ sửa chữa hơn Vietnet24h - iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max của Apple có thiết kế khung mới, có thể giúp việc sửa chữa màn hình hoặc thay pin của thiết bị trở nên dễ dàng hơn.
iPhone 16 Pro hứa hẹn trải nghiệm màn hình đỉnh cao với công nghệ OLED M14 của Samsung Vietnet24h - iPhone 16 Pro sẽ là những chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình OLED M14 từ Samsung, với độ sáng và độ bền được cải thiện đáng kể, cùng nhiều tính năng công nghệ mới mẻ như Micro Lens Array và vỏ pin thép không gỉ, hứa hẹn đưa trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung Vietnet24h - Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
LG trình làng robot được hỗ trợ bởi AI của Google Vietnet24h - Thứ Năm tuần này, LG Electronics đã giới thiệu robot LG CLOi có AI sáng tạo của Google, Gemini, thể hiện sáng kiến ​​cung cấp các dịch vụ robot tiên tiến với trí thông minh nâng cao.
ITAP 2024: Triển lãm về chuyển đổi công nghiệp 4.0 đã quay trở lại Vietnet24h - Để giúp các doanh nghiệp, đối tác, khách mời tiềm năng tìm hiểu và tham dự Triển lãm, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Constelar, nhà tổ chức Triển lãm ITAP2024 tại Singapore, sẽ giới thiệu Roadshow ITAP 2024.
Samsung công bố sự kiện "Galaxy Unpacked 2024" tại Paris để đổi mới AI Vietnet24h - Samsung Electronics chuẩn bị giới thiệu những cải tiến mới nhất của mình tại sự kiện "Samsung Galaxy Unpacked 2024: Galaxy AI is Here" ở Paris lúc 3 giờ chiều giờ địa phương (10 giờ tối KST) vào ngày 10 tháng 7.
LG Electronics giới thiệu TV khách sạn đầu tiên trên thế giới được hỗ trợ bởi Google Cast Vietnet24h - LG Electronics vừa trình làng TV khách sạn đầu tiên trên thế giới được hỗ trợ bởi Google Cast, công nghệ chia sẻ không dây của Google.
Nvidia vẫn là một thương hiệu ít được biết đến dù đã vượt qua Apple, Microsoft trong thời gian ngắn về vốn hóa thị trường Vietnet24h - Nhà sản xuất chip Nvidia đã trở thành công ty giao dịch công khai có giá trị nhất của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian trong tuần này, vượt qua Apple và Microsoft.
Trung Quốc sẽ đấu tranh để thách thức quyền lực tối cao về chất bán dẫn Vietnet24h - Vào ngày cuối cùng làm chủ tịch Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), ngày 4/6, Mark Liu cho biết sẽ “không thể” để Huawei của Trung Quốc bắt kịp TSMC trong lĩnh vực phát triển chất bán dẫn.
InfoComm Châu Á 2024 giới thiệu công nghệ nổi bật từ Barco, Christie, Jabra, Sennheiser và Cài đặt trải nghiệm nhập vai của TruSound Vietnet24h - InfoComm Châu Á 2024 hứa hẹn sẽ là triển lãm lớn nhất từ ​​trước đến nay với tỷ lệ mở rộng sàn trưng bày hơn 40%. Với hơn 180 nhà triển lãm, 280 thương hiệu và 52 phiên hội nghị tiên tiến, InfoComm Châu Á 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17-19 tháng 7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit (QSNCC), Bangkok, Thailand.
Anthropic công bố AI mạnh nhất của mình Vietnet24h - Đối thủ cạnh tranh của OpenAI, Anthropic đã công bố Claude 3.5 Sonnet, mô hình trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ nhất của họ.
ChatGPT giới thiệu tính năng dạy ngoại ngữ với công nghệ giọng nói tiên tiến Vietnet24h - OpenAI vừa ra mắt GPT-4o, phiên bản mới của ChatGPT với khả năng dạy ngoại ngữ nhờ công nghệ giọng nói nâng cao. Tính năng AVM cho phép phiên dịch và phản hồi trực tiếp theo thời gian thực, mang đến trải nghiệm học ngôn ngữ giống như có một giáo viên thực thụ bên cạnh. Tính năng này dự kiến sẽ được thử nghiệm với người dùng ChatGPT Plus vào cuối tháng 7.
Samsung áp dụng molypden vào V-NAND thế hệ 9 Vietnet24h - Samsung đang áp dụng molypden trong quá trình kim loại hóa V-NAND thế hệ 9.
SK hynix phát triển ổ SSD thông số kỹ thuật hàng đầu cho máy tính trí tuệ nhân tạo Vietnet24h - Hôm qua, thứ Sáu, SK hynix cho biết, họ đã phát triển thành công chip ổ cứng thể rắn hiệu suất cao nhất ngành, có thể nâng cao đáng kể tốc độ xử lý trong trí tuệ nhân tạo trên thiết bị.
Nhà cung cấp TDK của Apple cho biết đột phá về pin có thể mang lại hiệu suất cao hơn cho các thiết bị đeo được Vietnet24h - Nhà sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản TDK hôm thứ Hai cho biết họ đã phát triển thành công vật liệu cho pin thể rắn.
Thiết kế mới của iPad: Sự chuyển đổi từ chiều dọc sang ngang Vietnet24h - Thay đổi thiết kế quan trọng trên iPad và sự thích ứng với xu hướng người dùng hiện đại. Apple chuẩn bị xoay logo, camera và điều chỉnh hướng mở khóa để tạo trải nghiệm sử dụng iPad tiện lợi hơn.
Công nghệ sạc siêu tốc: bước đột phá từ đại học Colorado Vietnet24h - Trong một bản tin khoa học đầy hứa hẹn, Đại học Colorado đã công bố một phát hiện có thể làm thay đổi cách thế giới sạc năng lượng cho các thiết bị điện tử. Dưới sự dẫn dắt của nhà nghiên cứu Ankur Gupta, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra phương pháp mới cho phép ion - những hạt tích điện nhỏ - di chuyển nhanh hơn qua một mạng lưới lỗ nano, mở ra triển vọng cho việc sạc pin siêu tốc.
Google Search: điểm bắt đầu của một kỷ nguyên internet mới Vietnet24h - Trong bức tranh đa sắc màu của thế giới kỹ thuật số, Google Search đã từng là bản lề quan trọng, nay lại đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng tiềm năng: sự thống trị của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc tái định hình không gian mạng.
Elon Musk và kế hoạch phát triển siêu máy tính "Gigafactory of Computing": Bước đột phá mới trong lĩnh vực công nghệ Vietnet24h - Với "Gigafactory of Computing", Elon Musk mở ra cánh cửa cho sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.
OpenAI rút lại giọng nói của ChatGPT AI vì nó giống với Scarlett Johansson trong phim ‘Her’ Vietnet24h - OpenAI hôm Chủ nhật đã thông báo rằng họ sẽ lấy một trong những “giọng nói” của ChatGPT, được gọi là “Sky”, điều này đã gây tranh cãi vì nó giống với giọng của nữ diễn viên Scarlett Johansson.
TCL gập ba: khả năng gập ba hướng, xác thực khuôn mặt dưới màn hình Vietnet24h - TCL đã giới thiệu smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới tại SID 2024, với màn hình 7,85 inch khi được mở hoàn toàn. Thiết bị có thể gập thành hình chữ Z hoặc chữ G, hoặc mở rộng như một máy tính bảng, mang lại trải nghiệm đa dạng cho người dùng.