Theo các nhà nghiên cứu thiên văn dự kiến vào năm 2022 sẽ thực hiện việc xem xét các thông số kỹ thuật nhằm mục đích làm chệch hướng tiểu hành tinh này. Tuy nhiên, “trước tình hình ngày một nghiêm trọng, có lẽ cần sớm điều chỉnh kế hoạch theo hướng chủ động điều khiển tàu vũ trụ DART của NASA đâm vào tiểu hành tinh Didymoss” - Phát ngôn viên của NASA cho biết.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký kết một hợp đồng trị giá hơn 150 triệu USD trong dự án công nghệ tìm cách làm chệch hướng thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Được biết, tiểu hành tinh Dimorphos có đường kính 160 m, bằng chiều rộng của kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu đã đưa ra cảnh báo, tiểu hành tinh này có thể san bằng một thành phố nếu va chạm với Trái Đất.
Theo nhà vật lý thiên văn Brian May (tại ESA) thì sự lo lắng đó là không thừa vì tiểu hành tinh này đủ lớn để phá hủy một thành phố khi nó va chạm với Trái đất. Giám đốc điều hành của SpaceX- ông Elon Musk đã thừa nhận rằng Trái đất đã không có sự bảo vệ nào nhằm chống lại các mối đe dọa do các tiểu hành tinh gây ra. Các vật thể đá được gọi là tiểu hành tinh bị hút về Trái đất do lực hấp dẫn, có thể mang lại sóng thần, sóng xung kích thảm khốc. Ngay cả khi chúng nổ tung trong bầu khí quyển, kết quả vẫn có thể gây ảnh rất xấu đến Trái đất - giới chuyên gia nhận định. Chẳng hạn, thiên thạch Chelyabinsk phát nổ bên trên TP Ural- Nga vào năm 2013. Mặc dù nó chỉ rộng 20m và không gây tử vong nhưng sóng xung kích từ vụ nổ này khiến 1.500 người bị thương và hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại.
Hai cơ quan hàng không này sẽ sản xuất một tàu vũ trụ, dự kiến sẽ phóng vào tháng 6 năm sau. Tàu này thực hiện nhiệm vụ tiếp cận với tiểu hành tinh Dimorphos để kiểm tra xem liệu có thể làm chệch hướng các vật thể đang có khả năng rơi xuống Trái Đất hay không.
Sau đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu sẽ phóng tàu vũ trụ của mình, mang tên Hera, vào tháng 10 năm 2024 để lập bản đồ hố va chạm. Tàu này sẽ đạt đến điểm va chạm với tiểu hành tinh Dimorphos vào khoảng cuối năm 2026 và tiến hành một khảo sát kéo dài 6 tháng.
Tới nay, giới thiên văn học cho rằng có ít nhất 4 tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất. Tiểu hành tinh đầu tiên (1979 XB) có đường kính 900 mét, nếu tảng đá khổng lồ này va vào hành tinh của chúng ta, tác động sẽ rất lớn. Nó hiện đang đi qua hệ Mặt trời với tốc độ gần 70.000 km/h và đang tiến gần Trái đất gần 30 km mỗi giây. Nó được dự đoán va vào Trái đất giữa thế kỷ này. Hành tinh thứ hai là Apophis, có kích thước bằng 4 sân bóng đá, hiện cách Trái đất hơn 200 triệu km nhưng, mỗi giây nó tiến lại gần 500 m. Nếu Apophis va vào Trái đất, tác động của vụ nổ được tính toán tương tự với khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân phát nổ cùng một lúc. Tiểu hành tinh thứ 3 (RF12) hiện cách Trái đất khoảng 215 triệu km và đang di chuyển với tốc độ 117.935 km/h. Dự kiến nó sẽ ngang qua Trái đất vào ngày 13/8/2022. Cuối cùng là tiểu hành tinh SG344, dự đoán sẽ có thể va vào Trái đất trong vòng 35 năm tới. SG344 hiện đang đi xuyên vũ trụ với tốc độ hơn 112.000 km/h và đang tiến gần Trái đất với tốc độ 1,3 km mỗi giây.
Cơ quan NASA cho biết, con số những tiểu hành tinh lớn hơn với đường kính từ 140 mét đến 1 km thì con số ít hơn nhiều, chỉ khoảng 25.000 mà thôi. Và 1/3 trong số đó là được lên danh sách để theo dõi. Việc phát hiện ra những thiên thạch này đã được thực hiện khá tốt vào thế kỷ 21, nhưng đội ngũ khoa học sẽ cần phải có nhiều trang thiết bị hiện đại hơn để hoàn chỉnh ngân hàng dữ liệu này.
Làm sao chuyển hướng thiên thạch?
Khác với những nguy cơ thảm họa khác, mối đe dọa từ một thiên thạch là hoàn toàn có thể được dự báo trước khá chính xác. Nhà Trắng đã đưa ra khuyến cáo với 5 nguyên tắc hành động để có thể đối phó tốt hơn trước tình huống này, đó là:
• Phát hiện kịp thời và theo dõi đường đi của thiên thạch
• Cải tiến hệ thống cảnh báo để biết chính xác quỹ đạo của thiên thạch
• Phát triển các công nghệ làm lệch hướng di chuyển của thiên thạch
• Tăng cường hợp tác quốc tế để các nước có khả năng chuẩn bị tốt trước mọi tình huống
• Tổ chức những đợt tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị đối phó tốt khi xảy ra một vụ va chạm của thiên thạch vào Trái đất
|